Về cơ bản, để được xếp hạng, khách sạn đó cần đảm bảo các tiêu chuẩn về dịch vụ, tiện nghi, mức độ vệ sinh, vị trí và giá cả.

Hệ thống sao xếp hạng khách sạn được công nhận rộng rãi như một cách để xác định chất lượng tổng thể của khách sạn đó. Tuy nhiên bảng xếp hạng có thể khác nhau khá lớn giữa các quốc gia. Thông thường, mỗi quốc gia sẽ có cách riêng để xếp hạng khách sạn từ 1 đến 5 sao, do một tổ chức du lịch hoặc cơ quan chính phủ thực hiện. Về cơ bản, để được xếp hạng, khách sạn đó cần đảm bảo các tiêu chuẩn về dịch vụ, tiện nghi, mức độ vệ sinh, vị trí và giá cả.

Bảng xếp hạng có thể khác nhau khá lớn giữa các quốc gia. Ảnh: Alamy.
Bảng xếp hạng có thể khác nhau khá lớn giữa các quốc gia. Ảnh: Alamy.

Tại Anh, yếu tố để xếp hạng sao quan trọng nhất là dịch vụ khách hàng, trong khi ở Pháp lại tập trung vào phòng, hành lang và tiện nghi do chính phủ Pháp đề ra. Năm 2007, bốn tổ chức tại Anh đã quyết định hợp lại để tạo ra hệ thống xếp hạng đồng nhất cho Liên hiệp Vương Quốc Anh, bao gồm: Hiệp hội Ô tô, VisitBritain, VisitScotland và VisitWales. Khách sạn tại Tây Ban Nha lại được xếp hạng theo khu vực thay vì trên toàn quốc, còn Italy đặt yêu cầu cao nhất vào độ vệ sinh trong toàn hệ thống.

Về cơ bản, các sao khách sạn cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định như sau:

Khách sạn 1 sao

Chỉ có sẵn một loại phòng cho khách. Khách sạn phải mở cửa 7 ngày trong tuần và trong suốt các mùa, luôn có nhân viên trực ở quầy để làm thủ tục nhận phòng cho khách. Đôi khi phòng tắm có thể được dùng chung, không có nhà hàng phục vụ mà thay vào đó là máy bán hàng tự động.

Khách sạn 1 sao chỉ có một loại phòng cho khách. Ảnh: Alamy.
Khách sạn 1 sao chỉ có một loại phòng cho khách. Ảnh: Alamy.

Khách sạn 2 sao

Điều kiện đặt ra giống khách sạn 1 sao nhưng trong phòng phải có thêm tivi và điện thoại, phòng tắm riêng và quầy bar hoặc nhà hàng trong khách sạn. Ngoài ra, tiêu chuẩn về độ sạch sẽ, dịch vụ cung cấp cho khách cũng cao hơn và luôn phải được duy trì.

Khách sạn 3 sao

Ngoài nhiều loại phòng khác nhau cho khách lựa chọn, cần phải có nhà hàng, phòng tập gym, phòng hội nghị và khu mua sắm. Tại Anh, để đủ điều kiện 3 sao thì khách hàng phải được quyền tiếp cận các dịch vụ vào mọi thời điểm trong ngày. Phòng và các khu vực chung luôn phải có wifi. Phòng nghỉ có nhà tắm riêng và hệ thống điện thoại nội bộ nối với lễ tân.

Khách sạn 4 sao

Yêu cầu về chất lượng dịch vụ cần phải được đáp ứng ở tất cả các bộ phận, đặc biệt là với nhân viên phục vụ. Nhiều loại phòng cho khách lựa chọn, kể cả phòng cao cấp. Phải có nhà hàng và quầy bar với diện tích lớn, bể bơi và phòng gym. Nhân viên tại các khu vực này luôn phải túc trực ngày đêm. Ngoài ra, dịch vụ phòng phải được đáp ứng suốt 24 giờ, có tủ lạnh trong phòng phục vụ đồ ăn và nước giải khát. Wifi được trang bị ở tất cả các phòng và phòng tắm cũng phải sử dụng tiện nghi cao cấp.

Khách sạn 5 sao

Kể cả phòng ngủ lẫn chất lượng phục vụ của nhân viên đều phải ở mức độ vượt trội. Độ sạch sẽ, vệ sinh cũng có tiêu chuẩn rất cao. Ngoài những yêu cầu như khách sạn 4 sao, khách sạn 5 sao cần phải có thêm khu spa, dịch vụ đỗ xe cho khách, quản gia riêng, dịch vụ phòng 24/7 và cung cấp bữa trà chiều chu đáo. Ngoài ra, phòng cho khách ở lâu dài cần có ít nhất 3 phòng tách biệt là phòng ngủ, phòng khách và phòng tắm, đồng thời phải luôn có sẵn cho khách thuê.

Khách sạn được mệnh danh 7 sao ở Dubai. Ảnh: Alamy.
Khách sạn được mệnh danh 7 sao ở Dubai. Ảnh: Alamy.

Thời gian gần đây, một số khách sạn đặc biệt cao cấp đã ra đời, như Burj Al Arab ở Dubai, được công nhận là 7 sao nhưng về tiêu chuẩn vẫn chỉ xếp thứ hạng 5 sao. Về cơ bản, việc đánh giá mức độ sao đang dần chuyển sang cho các Hiệp hội khách sạn bình chọn thay vì các cơ quan quản lý như trước kia.

Hải Thu - Vnexpress

Yếu tố tạo nên số sao của khách sạn

Về cơ bản, để được xếp hạng, khách sạn đó cần đảm bảo các tiêu chuẩn về dịch vụ, tiện nghi, mức độ vệ sinh, vị trí và giá cả.

Hệ thống sao xếp hạng khách sạn được công nhận rộng rãi như một cách để xác định chất lượng tổng thể của khách sạn đó. Tuy nhiên bảng xếp hạng có thể khác nhau khá lớn giữa các quốc gia. Thông thường, mỗi quốc gia sẽ có cách riêng để xếp hạng khách sạn từ 1 đến 5 sao, do một tổ chức du lịch hoặc cơ quan chính phủ thực hiện. Về cơ bản, để được xếp hạng, khách sạn đó cần đảm bảo các tiêu chuẩn về dịch vụ, tiện nghi, mức độ vệ sinh, vị trí và giá cả.

Bảng xếp hạng có thể khác nhau khá lớn giữa các quốc gia. Ảnh: Alamy.
Bảng xếp hạng có thể khác nhau khá lớn giữa các quốc gia. Ảnh: Alamy.

Tại Anh, yếu tố để xếp hạng sao quan trọng nhất là dịch vụ khách hàng, trong khi ở Pháp lại tập trung vào phòng, hành lang và tiện nghi do chính phủ Pháp đề ra. Năm 2007, bốn tổ chức tại Anh đã quyết định hợp lại để tạo ra hệ thống xếp hạng đồng nhất cho Liên hiệp Vương Quốc Anh, bao gồm: Hiệp hội Ô tô, VisitBritain, VisitScotland và VisitWales. Khách sạn tại Tây Ban Nha lại được xếp hạng theo khu vực thay vì trên toàn quốc, còn Italy đặt yêu cầu cao nhất vào độ vệ sinh trong toàn hệ thống.

Về cơ bản, các sao khách sạn cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định như sau:

Khách sạn 1 sao

Chỉ có sẵn một loại phòng cho khách. Khách sạn phải mở cửa 7 ngày trong tuần và trong suốt các mùa, luôn có nhân viên trực ở quầy để làm thủ tục nhận phòng cho khách. Đôi khi phòng tắm có thể được dùng chung, không có nhà hàng phục vụ mà thay vào đó là máy bán hàng tự động.

Khách sạn 1 sao chỉ có một loại phòng cho khách. Ảnh: Alamy.
Khách sạn 1 sao chỉ có một loại phòng cho khách. Ảnh: Alamy.

Khách sạn 2 sao

Điều kiện đặt ra giống khách sạn 1 sao nhưng trong phòng phải có thêm tivi và điện thoại, phòng tắm riêng và quầy bar hoặc nhà hàng trong khách sạn. Ngoài ra, tiêu chuẩn về độ sạch sẽ, dịch vụ cung cấp cho khách cũng cao hơn và luôn phải được duy trì.

Khách sạn 3 sao

Ngoài nhiều loại phòng khác nhau cho khách lựa chọn, cần phải có nhà hàng, phòng tập gym, phòng hội nghị và khu mua sắm. Tại Anh, để đủ điều kiện 3 sao thì khách hàng phải được quyền tiếp cận các dịch vụ vào mọi thời điểm trong ngày. Phòng và các khu vực chung luôn phải có wifi. Phòng nghỉ có nhà tắm riêng và hệ thống điện thoại nội bộ nối với lễ tân.

Khách sạn 4 sao

Yêu cầu về chất lượng dịch vụ cần phải được đáp ứng ở tất cả các bộ phận, đặc biệt là với nhân viên phục vụ. Nhiều loại phòng cho khách lựa chọn, kể cả phòng cao cấp. Phải có nhà hàng và quầy bar với diện tích lớn, bể bơi và phòng gym. Nhân viên tại các khu vực này luôn phải túc trực ngày đêm. Ngoài ra, dịch vụ phòng phải được đáp ứng suốt 24 giờ, có tủ lạnh trong phòng phục vụ đồ ăn và nước giải khát. Wifi được trang bị ở tất cả các phòng và phòng tắm cũng phải sử dụng tiện nghi cao cấp.

Khách sạn 5 sao

Kể cả phòng ngủ lẫn chất lượng phục vụ của nhân viên đều phải ở mức độ vượt trội. Độ sạch sẽ, vệ sinh cũng có tiêu chuẩn rất cao. Ngoài những yêu cầu như khách sạn 4 sao, khách sạn 5 sao cần phải có thêm khu spa, dịch vụ đỗ xe cho khách, quản gia riêng, dịch vụ phòng 24/7 và cung cấp bữa trà chiều chu đáo. Ngoài ra, phòng cho khách ở lâu dài cần có ít nhất 3 phòng tách biệt là phòng ngủ, phòng khách và phòng tắm, đồng thời phải luôn có sẵn cho khách thuê.

Khách sạn được mệnh danh 7 sao ở Dubai. Ảnh: Alamy.
Khách sạn được mệnh danh 7 sao ở Dubai. Ảnh: Alamy.

Thời gian gần đây, một số khách sạn đặc biệt cao cấp đã ra đời, như Burj Al Arab ở Dubai, được công nhận là 7 sao nhưng về tiêu chuẩn vẫn chỉ xếp thứ hạng 5 sao. Về cơ bản, việc đánh giá mức độ sao đang dần chuyển sang cho các Hiệp hội khách sạn bình chọn thay vì các cơ quan quản lý như trước kia.

Hải Thu - Vnexpress
Đọc thêm..

Ghế phải được dựng thẳng khi máy bay cất và hạ cánh giúp việc sơ tán trong trường hợp khẩn cấp nhanh và thuận tiện hơn, đồng thời giảm tỷ lệ thương tích.


Cục hàng không dân dụng Mỹ (FAA) giải thích việc phải dựng thẳng lưng ghế là: sơ tán trên máy bay trong trường hợp khẩn cấp sẽ dễ dàng hơn, và giảm thương tích. Do đó, FAA đã đưa yêu cầu đơn giản này thành một điều luật bắt buộc.

Dựng thẳng lưng ghế là điều du khách luôn phải thực hiện trước khi máy bay cất và hạ cánh. Ảnh: The Sun.
Dựng thẳng lưng ghế là điều du khách luôn phải thực hiện trước khi máy bay cất và hạ cánh. Ảnh: The Sun.

Hầu hết tai nạn máy bay xảy ra vào lúc cất cánh hoặc đáp đất. Một nghiên cứu về máy bay Boeing cho thấy 58% tai nạn nguy hiểm xảy ra trong thời điểm đó. Khi tiếp viên hàng không đảm bảo lưng ghế được dựng, điều đó có nghĩa bạn sẽ không bị vướng vào chiếc ghế khi thoát hiểm trong trường hợp khẩn. Không ai muốn làm chậm quá trình sơ tán để di chuyển ghế trong và sau vụ tai nạn.

Ghế được dựng thẳng lúc cất và hạ cánh cũng giảm thiểu khả năng mặt bạn bị va chạm với lưng ghế phía trước, điều này cũng tương tự với người ngồi phía sau. Nếu ghế của bạn còn ngả, bạn cũng có nguy cơ bị chấn thương đầu, phần bị tác động và chịu nhiều lực hơn.

Hơn nữa, nếu các thành viên phi hành đoàn nhận ra có một vụ đâm sắp xảy ra, họ sẽ yêu cầu hành khách giữ yên vị trí để đáp khẩn cấp trong tư thế cúi đầu về phía trước. Cục hàng không dân dụng Anh nói với Telegraph: "Hành khách chỉ có thể dễ dàng thay đổi tư thế khi đang ngồi thẳng. Khi bạn thấy mình đang gặp nguy hiểm trên máy bay, bạn sẽ không muốn mất thêm thời gian di chuyển ghế rồi mới giữ yên được vị trí ngồi".

Khi tiếp viên hàng không yêu cầu bạn dựng thẳng lưng ghế mỗi lúc máy bay cất cánh và tiếp đất, họ không hề có ý làm hỏng giấc ngủ hay sự thoải mái của bạn. Họ chỉ đang chắc chắn rằng bạn tuân theo luật lệ.

Theo VnExpress

Lý do phải dựng ghế khi máy bay cất và hạ cánh

Ghế phải được dựng thẳng khi máy bay cất và hạ cánh giúp việc sơ tán trong trường hợp khẩn cấp nhanh và thuận tiện hơn, đồng thời giảm tỷ lệ thương tích.


Cục hàng không dân dụng Mỹ (FAA) giải thích việc phải dựng thẳng lưng ghế là: sơ tán trên máy bay trong trường hợp khẩn cấp sẽ dễ dàng hơn, và giảm thương tích. Do đó, FAA đã đưa yêu cầu đơn giản này thành một điều luật bắt buộc.

Dựng thẳng lưng ghế là điều du khách luôn phải thực hiện trước khi máy bay cất và hạ cánh. Ảnh: The Sun.
Dựng thẳng lưng ghế là điều du khách luôn phải thực hiện trước khi máy bay cất và hạ cánh. Ảnh: The Sun.

Hầu hết tai nạn máy bay xảy ra vào lúc cất cánh hoặc đáp đất. Một nghiên cứu về máy bay Boeing cho thấy 58% tai nạn nguy hiểm xảy ra trong thời điểm đó. Khi tiếp viên hàng không đảm bảo lưng ghế được dựng, điều đó có nghĩa bạn sẽ không bị vướng vào chiếc ghế khi thoát hiểm trong trường hợp khẩn. Không ai muốn làm chậm quá trình sơ tán để di chuyển ghế trong và sau vụ tai nạn.

Ghế được dựng thẳng lúc cất và hạ cánh cũng giảm thiểu khả năng mặt bạn bị va chạm với lưng ghế phía trước, điều này cũng tương tự với người ngồi phía sau. Nếu ghế của bạn còn ngả, bạn cũng có nguy cơ bị chấn thương đầu, phần bị tác động và chịu nhiều lực hơn.

Hơn nữa, nếu các thành viên phi hành đoàn nhận ra có một vụ đâm sắp xảy ra, họ sẽ yêu cầu hành khách giữ yên vị trí để đáp khẩn cấp trong tư thế cúi đầu về phía trước. Cục hàng không dân dụng Anh nói với Telegraph: "Hành khách chỉ có thể dễ dàng thay đổi tư thế khi đang ngồi thẳng. Khi bạn thấy mình đang gặp nguy hiểm trên máy bay, bạn sẽ không muốn mất thêm thời gian di chuyển ghế rồi mới giữ yên được vị trí ngồi".

Khi tiếp viên hàng không yêu cầu bạn dựng thẳng lưng ghế mỗi lúc máy bay cất cánh và tiếp đất, họ không hề có ý làm hỏng giấc ngủ hay sự thoải mái của bạn. Họ chỉ đang chắc chắn rằng bạn tuân theo luật lệ.

Theo VnExpress
Đọc thêm..

Người Hàn Quốc thường có một số nguyên tắc trong uống rượu như tôn trọng vai vế, tuổi tác, quy định về cách rót rượu hay khi uống trước mặt người lớn tuổi.


Soju đang dần trở thành loại đồ uống được yêu thích trên toàn cầu và bán chạy hơn bất kỳ thương hiệu rượu nào khác trên thế giới, theo Nextshark. Tuy nhiên, nhiều người không thực sự biết uống một chai soju đúng cách.

Bạn phải uống cạn ly rượu thì mới được người khác rót tiếp. Ảnh: Flickr.
Bạn phải uống cạn ly rượu thì mới được người khác rót tiếp. Ảnh: Flickr.

Theo Koreaboo, thực khách trước khi uống soju cần lắc mạnh chai để tăng mùi vị lên mức cao nhất, sau đó vỗ nhẹ vào cổ chai rồi mới bắt đầu mở nắp. Rượu soju có thể uống lạnh vào mùa hè hoặc hâm nóng vào mùa đông. Ngoài ra, có một số quy tắc cần nhớ:

Rượu thường rót đầy ít nhất 80% ly. Ảnh: Flickr.
Rượu thường rót đầy ít nhất 80% ly. Ảnh: Flickr.

Chén rượu soju đầu tiên luôn phải được uống cùng nhau chứ không thưởng thức một mình.

Luôn sử dụng ly thuỷ tinh để uống, không uống trực tiếp từ chai.

Người Hàn Quốc không tự rót rượu vào ly của mình, thay vì thế họ sẽ rót đầy cho người khác và đợi được rót lại.

Nếu được người lớn tuổi hơn rót rượu, bạn phải cầm ly bằng cả hai tay và đầu hơi cúi thấp để tỏ lòng tôn trọng.

Tương tự, luôn dùng hai tay để rót đầy cốc rượu, tay trái đỡ phần thân chai còn tay phải đặt phía trên.

Khi uống rượu trước mặt người lớn tuổi, cần quay mặt sang một bên sau đó mới uống.

Ngoài ra, bạn thà lén đổ rượu đi còn hơn là từ chối uống bởi điều này được coi là mất lịch sự.

Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng mọi người xung quanh bạn không ai phải ngồi với một chiếc ly rỗng.


Theo VnExpress

Người Hàn Quốc uống rượu soju thế nào

Người Hàn Quốc thường có một số nguyên tắc trong uống rượu như tôn trọng vai vế, tuổi tác, quy định về cách rót rượu hay khi uống trước mặt người lớn tuổi.


Soju đang dần trở thành loại đồ uống được yêu thích trên toàn cầu và bán chạy hơn bất kỳ thương hiệu rượu nào khác trên thế giới, theo Nextshark. Tuy nhiên, nhiều người không thực sự biết uống một chai soju đúng cách.

Bạn phải uống cạn ly rượu thì mới được người khác rót tiếp. Ảnh: Flickr.
Bạn phải uống cạn ly rượu thì mới được người khác rót tiếp. Ảnh: Flickr.

Theo Koreaboo, thực khách trước khi uống soju cần lắc mạnh chai để tăng mùi vị lên mức cao nhất, sau đó vỗ nhẹ vào cổ chai rồi mới bắt đầu mở nắp. Rượu soju có thể uống lạnh vào mùa hè hoặc hâm nóng vào mùa đông. Ngoài ra, có một số quy tắc cần nhớ:

Rượu thường rót đầy ít nhất 80% ly. Ảnh: Flickr.
Rượu thường rót đầy ít nhất 80% ly. Ảnh: Flickr.

Chén rượu soju đầu tiên luôn phải được uống cùng nhau chứ không thưởng thức một mình.

Luôn sử dụng ly thuỷ tinh để uống, không uống trực tiếp từ chai.

Người Hàn Quốc không tự rót rượu vào ly của mình, thay vì thế họ sẽ rót đầy cho người khác và đợi được rót lại.

Nếu được người lớn tuổi hơn rót rượu, bạn phải cầm ly bằng cả hai tay và đầu hơi cúi thấp để tỏ lòng tôn trọng.

Tương tự, luôn dùng hai tay để rót đầy cốc rượu, tay trái đỡ phần thân chai còn tay phải đặt phía trên.

Khi uống rượu trước mặt người lớn tuổi, cần quay mặt sang một bên sau đó mới uống.

Ngoài ra, bạn thà lén đổ rượu đi còn hơn là từ chối uống bởi điều này được coi là mất lịch sự.

Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng mọi người xung quanh bạn không ai phải ngồi với một chiếc ly rỗng.


Theo VnExpress
Đọc thêm..

Trang web du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor vừa công bố danh sách 25 điểm đến tốt nhất thế giới 2017, trong đó, Hội An của Việt Nam xếp thứ 13.


Danh sách do TripAdvisor vừa công bố, Hội An xếp thứ 13 trong top 25 điểm đến tốt nhất thế giới 2017. Sự hội tụ cả văn hóa truyền thống lẫn yếu tố hiện đại đã tạo nên điểm độc đáo cho phố cổ, thu hút khách du lịch.

Theo đó, số liệu thống kê năm 2016 của Hội An cho thấy, thành phố đạt hơn 2,6 triệu lượt khách đến tham quan, tăng 17,9% so với năm 2015. Riêng khách mua vé tham quan khu phố cổ đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 34%; doanh thu hơn 172,5 tỷ đồng.

Thành phố Hội An ngày càng gia tăng sức hút với du khách trong và ngoài nước.
Thành phố Hội An ngày càng gia tăng sức hút với du khách trong và ngoài nước.

Hội An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Trong suốt thế kỷ 17 và 18, nơi đây là thương cảng quốc tế sầm uất. Thành phố này vẫn luôn là niềm tự hào của người Quảng nói riêng và người Việt nói chung. Không chỉ là điểm du lịch nội địa nổi tiếng trong nước, giờ đây phố Hội đã khẳng định vị thế trong lựa chọn của nhiều du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn. Sức hấp dẫn của Hội An còn ở sự tổng hòa của cảnh sắc thiên nhiên, kiến trúc cổ in đậm văn hóa Việt lẫn ẩm thực hấp dẫn và con người thuần hậu, niềm nở.

Đến Hội An, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng khu phố cổ nổi tiếng nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, ven biển tỉnh Quảng Nam. Phần lớn, những ngôi nhà ở đây được xây dựng từ thế kỷ 17 đến 19, nằm dọc theo các con phố nhỏ, mang nét đặc trưng riêng.

Với nhiều thắng cảnh đẹp và nổi tiếng, Hội An hội tụ đủ tố chất để trở thành trái tim du lịch Việt Nam.
Với nhiều thắng cảnh đẹp và nổi tiếng, Hội An hội tụ đủ tố chất để trở thành trái tim du lịch Việt Nam.

Bước chân vào Hội An bất kỳ giờ khắc nào trong ngày, du khách sẽ cảm nhận một không gian tách biệt, nên thơ, riêng có: trầm mặc nhưng vẫn rộn ràng; mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn. Chỉ trong một khu đô thị cổ nhỏ bé, du khách sẽ chiêm ngưỡng hàng loạt điểm đến: từ chùa Cầu, nhà cổ Tân Kỳ đến các hội quán Phúc Kiến, Triều Châu… Xa hơn một chút là biển xanh, cát trắng, nắng vàng ở bãi biển Cửa Đại hoặc một An Bàng trong xanh và yên bình.

Bên cạnh những giá trị văn hoá qua kiến trúc cảnh quan cổ kính, hồn cốt tinh túy của Hội An còn được tạo nên từ một nền tảng văn hoá phi vật thể đồ sộ đầy bản sắc. Cuộc sống hàng ngày của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán truyền thống, nét sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá… đã tạo nên sức cuốn hút đặc biệt cho du khách bốn phương.

Các chuyên gia cho biết Hội An là điểm đầu tư đầy tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các chuyên gia cho biết Hội An là điểm đầu tư đầy tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo giới chuyên gia, sự hội tụ cả văn hóa truyền thống lẫn yếu tố hiện đại tạo nên điểm độc đáo cho phố cổ, thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên thuận lợi với nhiều bãi biển đẹp cũng thích hợp cho các tour nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Du lịch tăng trưởng thúc đẩy hạ tầng lưu trú phải tiến lên đồng bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Theo VnExpress

Hội An lọt top 25 điểm đến tốt nhất thế giới 2017

Trang web du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor vừa công bố danh sách 25 điểm đến tốt nhất thế giới 2017, trong đó, Hội An của Việt Nam xếp thứ 13.


Danh sách do TripAdvisor vừa công bố, Hội An xếp thứ 13 trong top 25 điểm đến tốt nhất thế giới 2017. Sự hội tụ cả văn hóa truyền thống lẫn yếu tố hiện đại đã tạo nên điểm độc đáo cho phố cổ, thu hút khách du lịch.

Theo đó, số liệu thống kê năm 2016 của Hội An cho thấy, thành phố đạt hơn 2,6 triệu lượt khách đến tham quan, tăng 17,9% so với năm 2015. Riêng khách mua vé tham quan khu phố cổ đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 34%; doanh thu hơn 172,5 tỷ đồng.

Thành phố Hội An ngày càng gia tăng sức hút với du khách trong và ngoài nước.
Thành phố Hội An ngày càng gia tăng sức hút với du khách trong và ngoài nước.

Hội An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Trong suốt thế kỷ 17 và 18, nơi đây là thương cảng quốc tế sầm uất. Thành phố này vẫn luôn là niềm tự hào của người Quảng nói riêng và người Việt nói chung. Không chỉ là điểm du lịch nội địa nổi tiếng trong nước, giờ đây phố Hội đã khẳng định vị thế trong lựa chọn của nhiều du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống được bảo tồn nguyên vẹn. Sức hấp dẫn của Hội An còn ở sự tổng hòa của cảnh sắc thiên nhiên, kiến trúc cổ in đậm văn hóa Việt lẫn ẩm thực hấp dẫn và con người thuần hậu, niềm nở.

Đến Hội An, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng khu phố cổ nổi tiếng nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, ven biển tỉnh Quảng Nam. Phần lớn, những ngôi nhà ở đây được xây dựng từ thế kỷ 17 đến 19, nằm dọc theo các con phố nhỏ, mang nét đặc trưng riêng.

Với nhiều thắng cảnh đẹp và nổi tiếng, Hội An hội tụ đủ tố chất để trở thành trái tim du lịch Việt Nam.
Với nhiều thắng cảnh đẹp và nổi tiếng, Hội An hội tụ đủ tố chất để trở thành trái tim du lịch Việt Nam.

Bước chân vào Hội An bất kỳ giờ khắc nào trong ngày, du khách sẽ cảm nhận một không gian tách biệt, nên thơ, riêng có: trầm mặc nhưng vẫn rộn ràng; mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn. Chỉ trong một khu đô thị cổ nhỏ bé, du khách sẽ chiêm ngưỡng hàng loạt điểm đến: từ chùa Cầu, nhà cổ Tân Kỳ đến các hội quán Phúc Kiến, Triều Châu… Xa hơn một chút là biển xanh, cát trắng, nắng vàng ở bãi biển Cửa Đại hoặc một An Bàng trong xanh và yên bình.

Bên cạnh những giá trị văn hoá qua kiến trúc cảnh quan cổ kính, hồn cốt tinh túy của Hội An còn được tạo nên từ một nền tảng văn hoá phi vật thể đồ sộ đầy bản sắc. Cuộc sống hàng ngày của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán truyền thống, nét sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá… đã tạo nên sức cuốn hút đặc biệt cho du khách bốn phương.

Các chuyên gia cho biết Hội An là điểm đầu tư đầy tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các chuyên gia cho biết Hội An là điểm đầu tư đầy tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo giới chuyên gia, sự hội tụ cả văn hóa truyền thống lẫn yếu tố hiện đại tạo nên điểm độc đáo cho phố cổ, thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên thuận lợi với nhiều bãi biển đẹp cũng thích hợp cho các tour nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Du lịch tăng trưởng thúc đẩy hạ tầng lưu trú phải tiến lên đồng bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Theo VnExpress
Đọc thêm..

Đi qua những mùa hoa mới thấy yêu thêm thủ đô Hà Nội. Là nơi có văn hóa ẩm thực phong phú, di tích lịch sử lâu đời, những góc phố cổ kính nên thơ, Hà Nội còn đẹp hơn với những mùa hoa lặng lẽ tỏa hương khoe sắc. Và tháng 3, mùa của những cây sưa trắng muốt in lên bầu trời xanh Hà Nội.


Mùa hoa sưa Hà Nội
Mùa hoa sưa Hà Nội - Ảnh: Dũng Đường 

Tháng 3 – tháng sau Tết là khi màu sắc của hoa đào đã tàn phai, thì Hà Nội lại được ngợp trong sắc trắng của hoa sưa trên những tuyến đường vốn đã nổi tiếng đẹp và lãng mạn ở Hà Nội.

Hoa sưa rụng trắng đường đi Hà Nội
Hoa sưa rụng trắng đường đi - Ảnh: Duc Thinh 

Là phố Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, quanh hồ Gươm bằng phẳng sạch đẹp, ở Cầu Gỗ, Điện Biên Phủ, Quán Thánh, Thanh Niên, tại những khu phố cũ rêu phong… Hoa sưa nhẹ nhàng bên khung cửa sổ nhà ai, chùm hoa lúc lỉu đung đưa trước gió như chuông nhỏ xinh xinh

Hà Nội - Thấp thoáng mái nhà ai
Thấp thoáng mái nhà ai - Ảnh: Duc Thinh 

Thời điểm hoa sưa nở vừa khéo dịp cuối xuân, khi những hạt mưa xuân lắc rắc làm những thân cây già cỗi bừng tỉnh. Lâu nay chúng lặng lẽ đứng đó, im lìm không chút gì nổi bật cả năm trời, để rồi một ngày người ta bỗng ngỡ ngàng trước những chùm hoa sưa bung nở, trong ánh nắng len lỏi mang ấm áp về với đất Hà thành.

 Hoa sưa mang ấm áp về với đất Hà Thành
Hoa sưa mang ấm áp về với đất Hà Thành - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Hoa sưa nở tràn ngập trên nhiều tuyến phố như trải tấm thảm mộng mơ cho người Hà Nội. Cái tên hoa sưa còn khiến người ta liên tưởng đến những điều lãng mạn, khi mà những người yêu hoa hay gọi nó với cái tên “hoa xưa”, bởi nó gắn liền với những kỉ niệm cũ, thật đẹp, thật tình.

Sưa phủ tuyết trên vỉa hè Hà Nội
Sưa phủ “tuyết” trên vỉa hè - Ảnh: Cao Anh Tuan

Thời gian hoa sưa khoe sắc khá ngắn, chỉ nở rộ trong khoảng một tháng và mỗi cây chỉ bung hoa trong khoảng một tới hai tuần. Thế nhưng, vẻ đẹp giản dị, trang nhã của những bông hoa bé xíu ấy lại không kém phần nổi bật giữa chồi non, lộc biếc xanh tươi của những cây khác đứng cạnh.

Hoa sưa in dấu trên nền trời xanh Hà Nội
Hoa sưa in dấu trên nền trời xanh - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Hoa sưa nở tràn trề sức sống, thổi hồn vào những góc phố cũ thân quen, in sâu vào tâm trí mọi người sắc trắng miên man, dịu nhẹ, đi vào câu chuyện, suy nghĩ, và cả những giấc mơ êm ái. Cả không gian dường như trẻ lại, giống như mùa xuân vẫn còn vương vấn chưa muốn rời xa.

Nổi bật giữa màu xanh cây lá Hà Nội
Nổi bật giữa màu xanh cây lá - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Đến Hà Nội vào một ngày tháng 3, cái bạn cảm nhận được không chỉ là thời tiết xuân dễ chịu, phù hợp với việc khám phá đất Thủ đô, mà còn được đắm chìm giữa màu hoa sưa trắng muốt. Nhịp sống đô thị tuy náo nhiệt vô cùng, nhưng sắc hoa sưa khiến cho mọi thứ yên bình đến lạ, phiền muộn tan biến, và người ta chỉ muốn ngắm loài hoa ấy càng lâu càng tốt.

Hoa sưa Hà Nội thổi hồn vào góc phố thân quen
Hoa sưa thổi hồn vào góc phố thân quen - Ảnh: vtcnews 

Tấm áo mới hoa sưa của Hà Nội vừa lạ, vừa quen, vừa thanh cao, vừa giản dị. Chẳng cần rực rỡ nhưng cũng khiến người ta không khỏi bồi hồi, xao xuyến. Tấm áo mùa xuân quyến rũ làm cho Hà Nội đẹp hơn bội phần, cũng từ đó mà người sống ở Hà Nội thêm yêu mảnh đất này, còn người phương xa thì khắc khoải nhớ nhung.

Hà Nội - Không rực rỡ nhưng đủ khiến người ta xao xuyến
Không rực rỡ nhưng đủ khiến người ta xao xuyến - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Những kẻ yêu hoa, các nhiếp ảnh gia thường xuyên săn cảnh sẽ luôn nhớ mùa hoa sưa để sẵn sang đón một mùa hoa mới. Rất nhiều bạn trẻ cũng tranh thủ cơ hội để có một bộ ảnh thực lãng mạn với loài hoa xinh đẹp nhưng chỉ nở trong khoảng thời gian ngắn ngủi này.

Hoa sưa Hà Nội thu hút các bạn trẻ tới chụp hình
Hoa sưa thu hút các bạn trẻ tới chụp hình - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Xúng xính váy áo, các bạn nữ thường chọn những chiếc váy nhẹ nhàng, màu sắc không quá nổi bật để phù hợp với sắc trắng của hoa sưa. Thế mới biết, chính loài hoa cũng khiến người ta muốn nâng niu, gìn giữ, muốn mình sống chậm lại trước những xô bồ của cuộc sống hiện đại đang diễn ra.

Hoa sưa khu vực lăng Bác
Hoa sưa khu vực lăng Bác - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Không chỉ có khu vực phố cổ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những gốc sưa nép bên đường, trong vườn hoa, khuôn viên… nào đó ở Hà Nội. Loài cây khá phổ biến nhưng lại chỉ được chú ý khi bung nở màu hoa, hoa nở hoa tàn, cây sưa lại lùi về làm nhiệm vụ che bóng mát quen thuộc cho mọi người.

Hoa sưa nổi bật trong đám lá xanh ở công viên Thống Nhất
Hoa sưa nổi bật trong đám lá xanh ở công viên Thống Nhất - Ảnh: Đại Đại

Hà Nội 36 Phố Phường


Đẹp đẽ, trẻ trung, đầy sức sống, hoa sưa níu giữ mùa xuân và khích lệ con người bằng nhiều điều mới mẻ. Chút hơi lạnh còn sót lại của miền Bắc đủ khiến người ta kéo cao khóa áo khoác, nhưng sắc hoa sưa lại khiến lòng người thêm ấm áp hơn nhiều. Tháng Ba về, hoa sưa lặng lẽ ở đó, chờ mọi người nhận ra sự xuất hiện của mình, lặng lẽ thổi vào tâm trí người Hà Nội những phút giây bình yên, nhẹ nhàng, như nốt lặng trong bản nhạc sống động của tự nhiên, của guồng quay cuộc sống nhanh chóng, náo nhiệt này.

Hoa Cát – Mytour

Tags: 3 star hotelhochiminh hotelkhach san 3 saokhach san ho chi minh

Trắng Trời Hà Nội Tháng 3 – Mùa Hoa Sưa

Đi qua những mùa hoa mới thấy yêu thêm thủ đô Hà Nội. Là nơi có văn hóa ẩm thực phong phú, di tích lịch sử lâu đời, những góc phố cổ kính nên thơ, Hà Nội còn đẹp hơn với những mùa hoa lặng lẽ tỏa hương khoe sắc. Và tháng 3, mùa của những cây sưa trắng muốt in lên bầu trời xanh Hà Nội.


Mùa hoa sưa Hà Nội
Mùa hoa sưa Hà Nội - Ảnh: Dũng Đường 

Tháng 3 – tháng sau Tết là khi màu sắc của hoa đào đã tàn phai, thì Hà Nội lại được ngợp trong sắc trắng của hoa sưa trên những tuyến đường vốn đã nổi tiếng đẹp và lãng mạn ở Hà Nội.

Hoa sưa rụng trắng đường đi Hà Nội
Hoa sưa rụng trắng đường đi - Ảnh: Duc Thinh 

Là phố Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, quanh hồ Gươm bằng phẳng sạch đẹp, ở Cầu Gỗ, Điện Biên Phủ, Quán Thánh, Thanh Niên, tại những khu phố cũ rêu phong… Hoa sưa nhẹ nhàng bên khung cửa sổ nhà ai, chùm hoa lúc lỉu đung đưa trước gió như chuông nhỏ xinh xinh

Hà Nội - Thấp thoáng mái nhà ai
Thấp thoáng mái nhà ai - Ảnh: Duc Thinh 

Thời điểm hoa sưa nở vừa khéo dịp cuối xuân, khi những hạt mưa xuân lắc rắc làm những thân cây già cỗi bừng tỉnh. Lâu nay chúng lặng lẽ đứng đó, im lìm không chút gì nổi bật cả năm trời, để rồi một ngày người ta bỗng ngỡ ngàng trước những chùm hoa sưa bung nở, trong ánh nắng len lỏi mang ấm áp về với đất Hà thành.

 Hoa sưa mang ấm áp về với đất Hà Thành
Hoa sưa mang ấm áp về với đất Hà Thành - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Hoa sưa nở tràn ngập trên nhiều tuyến phố như trải tấm thảm mộng mơ cho người Hà Nội. Cái tên hoa sưa còn khiến người ta liên tưởng đến những điều lãng mạn, khi mà những người yêu hoa hay gọi nó với cái tên “hoa xưa”, bởi nó gắn liền với những kỉ niệm cũ, thật đẹp, thật tình.

Sưa phủ tuyết trên vỉa hè Hà Nội
Sưa phủ “tuyết” trên vỉa hè - Ảnh: Cao Anh Tuan

Thời gian hoa sưa khoe sắc khá ngắn, chỉ nở rộ trong khoảng một tháng và mỗi cây chỉ bung hoa trong khoảng một tới hai tuần. Thế nhưng, vẻ đẹp giản dị, trang nhã của những bông hoa bé xíu ấy lại không kém phần nổi bật giữa chồi non, lộc biếc xanh tươi của những cây khác đứng cạnh.

Hoa sưa in dấu trên nền trời xanh Hà Nội
Hoa sưa in dấu trên nền trời xanh - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Hoa sưa nở tràn trề sức sống, thổi hồn vào những góc phố cũ thân quen, in sâu vào tâm trí mọi người sắc trắng miên man, dịu nhẹ, đi vào câu chuyện, suy nghĩ, và cả những giấc mơ êm ái. Cả không gian dường như trẻ lại, giống như mùa xuân vẫn còn vương vấn chưa muốn rời xa.

Nổi bật giữa màu xanh cây lá Hà Nội
Nổi bật giữa màu xanh cây lá - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Đến Hà Nội vào một ngày tháng 3, cái bạn cảm nhận được không chỉ là thời tiết xuân dễ chịu, phù hợp với việc khám phá đất Thủ đô, mà còn được đắm chìm giữa màu hoa sưa trắng muốt. Nhịp sống đô thị tuy náo nhiệt vô cùng, nhưng sắc hoa sưa khiến cho mọi thứ yên bình đến lạ, phiền muộn tan biến, và người ta chỉ muốn ngắm loài hoa ấy càng lâu càng tốt.

Hoa sưa Hà Nội thổi hồn vào góc phố thân quen
Hoa sưa thổi hồn vào góc phố thân quen - Ảnh: vtcnews 

Tấm áo mới hoa sưa của Hà Nội vừa lạ, vừa quen, vừa thanh cao, vừa giản dị. Chẳng cần rực rỡ nhưng cũng khiến người ta không khỏi bồi hồi, xao xuyến. Tấm áo mùa xuân quyến rũ làm cho Hà Nội đẹp hơn bội phần, cũng từ đó mà người sống ở Hà Nội thêm yêu mảnh đất này, còn người phương xa thì khắc khoải nhớ nhung.

Hà Nội - Không rực rỡ nhưng đủ khiến người ta xao xuyến
Không rực rỡ nhưng đủ khiến người ta xao xuyến - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Những kẻ yêu hoa, các nhiếp ảnh gia thường xuyên săn cảnh sẽ luôn nhớ mùa hoa sưa để sẵn sang đón một mùa hoa mới. Rất nhiều bạn trẻ cũng tranh thủ cơ hội để có một bộ ảnh thực lãng mạn với loài hoa xinh đẹp nhưng chỉ nở trong khoảng thời gian ngắn ngủi này.

Hoa sưa Hà Nội thu hút các bạn trẻ tới chụp hình
Hoa sưa thu hút các bạn trẻ tới chụp hình - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Xúng xính váy áo, các bạn nữ thường chọn những chiếc váy nhẹ nhàng, màu sắc không quá nổi bật để phù hợp với sắc trắng của hoa sưa. Thế mới biết, chính loài hoa cũng khiến người ta muốn nâng niu, gìn giữ, muốn mình sống chậm lại trước những xô bồ của cuộc sống hiện đại đang diễn ra.

Hoa sưa khu vực lăng Bác
Hoa sưa khu vực lăng Bác - Ảnh: Cao Anh Tuan 

Không chỉ có khu vực phố cổ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những gốc sưa nép bên đường, trong vườn hoa, khuôn viên… nào đó ở Hà Nội. Loài cây khá phổ biến nhưng lại chỉ được chú ý khi bung nở màu hoa, hoa nở hoa tàn, cây sưa lại lùi về làm nhiệm vụ che bóng mát quen thuộc cho mọi người.

Hoa sưa nổi bật trong đám lá xanh ở công viên Thống Nhất
Hoa sưa nổi bật trong đám lá xanh ở công viên Thống Nhất - Ảnh: Đại Đại

Hà Nội 36 Phố Phường


Đẹp đẽ, trẻ trung, đầy sức sống, hoa sưa níu giữ mùa xuân và khích lệ con người bằng nhiều điều mới mẻ. Chút hơi lạnh còn sót lại của miền Bắc đủ khiến người ta kéo cao khóa áo khoác, nhưng sắc hoa sưa lại khiến lòng người thêm ấm áp hơn nhiều. Tháng Ba về, hoa sưa lặng lẽ ở đó, chờ mọi người nhận ra sự xuất hiện của mình, lặng lẽ thổi vào tâm trí người Hà Nội những phút giây bình yên, nhẹ nhàng, như nốt lặng trong bản nhạc sống động của tự nhiên, của guồng quay cuộc sống nhanh chóng, náo nhiệt này.

Hoa Cát – Mytour

Tags: 3 star hotelhochiminh hotelkhach san 3 saokhach san ho chi minh
Đọc thêm..

Những con tôm đỏ au nằm trên lớp bánh xèo vàng ruộm hay bát bánh canh chả cá hương vị thơm ngon, nước lèo ngọt thanh là món ăn bạn nên thử khi đến thành phố biển.


Đến Quy Nhơn (Bình Định), du khách sẽ chẳng thể bỏ qua những món ăn bình dân, giá chưa đến 30.000 đồng nhưng ngon nức tiếng.

Bánh canh chả cá


Là món bình dân nhưng rất quen thuộc mà nhiều du khách đến Quy Nhơn đều muốn thử, bánh canh chả cá có mặt ở cả những hàng quán sang trọng.

Chả cá được chế biến từ những con cá tươi ngon như cá mối, cá chuồn, cá thửng đánh bắt từ dưới biển. Sau khi làm sạch rồi lọc lấy phần thịt cá, người nấu quết nhuyễn trộn cùng hành, tiêu, tỏi, ớt, muối cho ngấm gia vị. Sau đó thịt được viên thành những nắm nhỏ rồi hấp hoặc chiên tùy theo sự chế biến của mỗi quán.

Bánh canh chả cá với hương vị thơm ngon là món ăn bạn nên thử khi đến Quy Nhơn. Ảnh: Tiêu Phong
Bánh canh chả cá với hương vị thơm ngon là món ăn bạn nên thử khi đến Quy Nhơn. Ảnh: Tiêu Phong

Điểm đặc biệt là cách chế biến nước lèo rất ngon, được ninh từ xương cá, thơm mùi dứa, ngọt thanh mà không có vị tanh của cá.

Tô bánh canh được dọn lên với những sợi bánh canh mềm mượt, nước lèo trong, điểm trên những sợi bánh canh là chả cá thơm, vàng ươm, trứng cút và rau xanh mát.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của bánh canh, chả cá, nước lèo và vị thơm của rau, thêm chút cay của ớt, chua của chanh, ăn rất thú vị. Nhiều quán có thêm rau muống chẻ, bắp chuối... Bạn có thể tìm ở bất cứ ngõ ngách nào ở Quy Nhơn, nhưng ngon phải kể đến quán ở đường Bạch Đằng, Huyền Trân Công Chúa với mức giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng.

Bánh xèo tôm nhảy


Nhiều du khách khuyên đã ghé Quy Nhơn nhất định phải thưởng thức bánh xèo tôm nhảy. Món ăn có tên gọi như vậy bởi nguyên liệu để chế biến chính là những con tôm đất tươi, được đánh bắt lên còn nhảy lao xao.

Để chế biến món ăn này không quá cầu kỳ. Trên những chiếc lò than rực hồng, người nấu sẽ đổ dầu vào chảo đun nóng, sau đó cho tôm còn nhảy thả xèo trên chảo dầu nóng, rưới một lớp bột và cho thêm hành giá lên trên.

Bánh xèo Quy Nhơn chỉ có một loại nhân duy nhất là tôm tươi. Ảnh: T.D.
Bánh xèo Quy Nhơn chỉ có một loại nhân duy nhất là tôm tươi. Ảnh: T.D.

Bánh xèo ở đây ngon bởi bột làm bánh cũng được lựa chọn từ loại gạo ngon, ngâm qua đêm rồi xay cho mịn, thêm một chút nghệ và gia vị. Chỉ mất vài phút là có được chiếc bánh xèo nóng hổi, thơm mùi gạo. Thú vị nhất là chờ đợi chủ quán đổ bánh, nghe âm thanh xèo xèo của bột, ngắm những chiếc bánh nhỏ xinh với con tôm đỏ au, thơm nức.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt của tôm, lẫn trong thứ bột gạo thơm thơm, ăn kèm rau sống rất hấp dẫn. Món ăn này nhất định phải có nước chấm được pha chế đúng vị. Bạn có thể ăn ở phố Diên Hồng, với giá khoảng 25.000 đồng/ chiếc.

Theo VnExpress


Tags: khach san ho chi minh, 3 star hotel, hochiminh hotel

Bánh xèo tôm nhảy và bánh canh chả cá ở Quy Nhơn

Những con tôm đỏ au nằm trên lớp bánh xèo vàng ruộm hay bát bánh canh chả cá hương vị thơm ngon, nước lèo ngọt thanh là món ăn bạn nên thử khi đến thành phố biển.


Đến Quy Nhơn (Bình Định), du khách sẽ chẳng thể bỏ qua những món ăn bình dân, giá chưa đến 30.000 đồng nhưng ngon nức tiếng.

Bánh canh chả cá


Là món bình dân nhưng rất quen thuộc mà nhiều du khách đến Quy Nhơn đều muốn thử, bánh canh chả cá có mặt ở cả những hàng quán sang trọng.

Chả cá được chế biến từ những con cá tươi ngon như cá mối, cá chuồn, cá thửng đánh bắt từ dưới biển. Sau khi làm sạch rồi lọc lấy phần thịt cá, người nấu quết nhuyễn trộn cùng hành, tiêu, tỏi, ớt, muối cho ngấm gia vị. Sau đó thịt được viên thành những nắm nhỏ rồi hấp hoặc chiên tùy theo sự chế biến của mỗi quán.

Bánh canh chả cá với hương vị thơm ngon là món ăn bạn nên thử khi đến Quy Nhơn. Ảnh: Tiêu Phong
Bánh canh chả cá với hương vị thơm ngon là món ăn bạn nên thử khi đến Quy Nhơn. Ảnh: Tiêu Phong

Điểm đặc biệt là cách chế biến nước lèo rất ngon, được ninh từ xương cá, thơm mùi dứa, ngọt thanh mà không có vị tanh của cá.

Tô bánh canh được dọn lên với những sợi bánh canh mềm mượt, nước lèo trong, điểm trên những sợi bánh canh là chả cá thơm, vàng ươm, trứng cút và rau xanh mát.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện của bánh canh, chả cá, nước lèo và vị thơm của rau, thêm chút cay của ớt, chua của chanh, ăn rất thú vị. Nhiều quán có thêm rau muống chẻ, bắp chuối... Bạn có thể tìm ở bất cứ ngõ ngách nào ở Quy Nhơn, nhưng ngon phải kể đến quán ở đường Bạch Đằng, Huyền Trân Công Chúa với mức giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng.

Bánh xèo tôm nhảy


Nhiều du khách khuyên đã ghé Quy Nhơn nhất định phải thưởng thức bánh xèo tôm nhảy. Món ăn có tên gọi như vậy bởi nguyên liệu để chế biến chính là những con tôm đất tươi, được đánh bắt lên còn nhảy lao xao.

Để chế biến món ăn này không quá cầu kỳ. Trên những chiếc lò than rực hồng, người nấu sẽ đổ dầu vào chảo đun nóng, sau đó cho tôm còn nhảy thả xèo trên chảo dầu nóng, rưới một lớp bột và cho thêm hành giá lên trên.

Bánh xèo Quy Nhơn chỉ có một loại nhân duy nhất là tôm tươi. Ảnh: T.D.
Bánh xèo Quy Nhơn chỉ có một loại nhân duy nhất là tôm tươi. Ảnh: T.D.

Bánh xèo ở đây ngon bởi bột làm bánh cũng được lựa chọn từ loại gạo ngon, ngâm qua đêm rồi xay cho mịn, thêm một chút nghệ và gia vị. Chỉ mất vài phút là có được chiếc bánh xèo nóng hổi, thơm mùi gạo. Thú vị nhất là chờ đợi chủ quán đổ bánh, nghe âm thanh xèo xèo của bột, ngắm những chiếc bánh nhỏ xinh với con tôm đỏ au, thơm nức.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt của tôm, lẫn trong thứ bột gạo thơm thơm, ăn kèm rau sống rất hấp dẫn. Món ăn này nhất định phải có nước chấm được pha chế đúng vị. Bạn có thể ăn ở phố Diên Hồng, với giá khoảng 25.000 đồng/ chiếc.

Theo VnExpress


Tags: khach san ho chi minh, 3 star hotel, hochiminh hotel
Đọc thêm..

Lẩu cá kèo với vị chua thanh thanh của lá giang, vị hơi chát của rau đắng hay bún bò Huế với vị cay nồng và nước dùng đặc trưng là những món ăn chống ngấy sau chuỗi ngày tiệc tùng với cỗ bàn Tết. 


Lẩu cá kèo và bún bò Huế với đầy đủ chất và nhiều rau sẽ là món ăn lý tưởng cho bữa trưa ngày đầu tiên trở lại với công việc sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.

Lẩu cá kèo


Không khó để tìm một món ăn đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ giữa thủ đô sau những ngày Tết bởi món ăn này từ lâu đã nổi tiếng và theo chân người dân đi nhiều vùng miền trên cả nước.

Một chút đắng của mật cá, vị ngọt, thơm thơm của thịt cá hòa quyện trong nước dùng đặc trưng vị lá giang chua nhẹ sẽ khiến thực khách say mê.

Vị lẩu chua chua và thịt cá kèo mềm mềm khiến món lẩu này được nhiều người yêu thích. Ảnh: vmode
Vị lẩu chua chua và thịt cá kèo mềm mềm khiến món lẩu này được nhiều người yêu thích. Ảnh: vmode

Để làm lẩu cá kèo, người ta phải chọn những con cá còn tươi nguyên. Khi ăn, cá vẫn còn nguyên ruột và mật, thực khách sẽ cảm nhận miếng thịt cá mềm, ngon ngọt và vị hơi đắng của mật cá.

Lẩu cá kèo ăn kèm với rau muống chẻ, các loại rau sống như hoa chuối, giá đỗ và không thể thiếu được món rau đắng. Nhiều người mới bắt đầu ăn sẽ cảm thấy khó nuốt bởi vị đắng, nhưng khi qua cuống họng lại có vị ngọt rất dễ bị "ghiền".

Gắp miếng cá kèo chấm cùng với loại nước mắm chua ngọt được làm từ me chín, tỏi ớt cùng gừng băm nhuyễn và nước mắm ngon, cảm nhận vị ngon ngọt tan chảy trong cổ họng. Đây là món ăn đáng để bạn thử sau những ngày Tết cỗ bàn triền miên. Bạn có thể tìm ăn ở các quán ở phố Văn Cao, Ngụy Như Kon Tum, Chùa Láng hay Hoàng Cầu với giá khoảng 350.000 đồng/ nồi.


Bún bò Huế


Là một món ăn thanh nhẹ, rất thú vị bởi vị cay đặc trưng và thứ nước dùng được chế biến theo bí quyết riêng của người Huế, không lẫn vào đâu được. Cũng chính bởi sự cầu kỳ, tinh tế mà món ăn này từ lâu đã nổi tiếng và được nhiều tờ báo uy tín của nước ngoài ca tụng.

Một bữa trưa thanh nhẹ với bát bún bò đầy đủ gồm thịt bò, thịt chân giò, tiết luộc, giò kèm một đĩa rau sống xanh mướt mát sẽ khá lý tưởng cho những ngày sau Tết.

Bún bò Huế là món ăn nức tiếng với du khách trong và ngoài nước với hương vị đặc trưng, hấp dẫn. Ảnh: khamphahue
Bún bò Huế là món ăn nức tiếng với du khách trong và ngoài nước với hương vị đặc trưng, hấp dẫn. Ảnh: khamphahue

Sự hòa quyện giữa các loại rau, các loại nguyên liệu lẫn thứ nước dùng với hương sả thơm quyến rũ, vị mắm nêm đặc trưng, thêm chút màu ớt xào tạo màu, với vị cay nồng, những sợi bún trắng to mềm mượt, miếng chân giò béo ngậy khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.

Xì xụp chút nước dùng cay nóng trong những ngày giá lạnh, cảm nhận vị nóng cứ lan dần trong miệng. Bạn có thể thưởng thức ở rất nhiều quán ăn Huế ở Hà Nội, với giá khoảng 35.000 đồng/ bát.

Theo VnExpress

Tags: khach san 3 sao, khach san ho chi minh, 3 star hotel, hochiminh hotel

Lẩu cá kèo và bún bò Huế giải ngấy sau Tết

Lẩu cá kèo với vị chua thanh thanh của lá giang, vị hơi chát của rau đắng hay bún bò Huế với vị cay nồng và nước dùng đặc trưng là những món ăn chống ngấy sau chuỗi ngày tiệc tùng với cỗ bàn Tết. 


Lẩu cá kèo và bún bò Huế với đầy đủ chất và nhiều rau sẽ là món ăn lý tưởng cho bữa trưa ngày đầu tiên trở lại với công việc sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.

Lẩu cá kèo


Không khó để tìm một món ăn đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ giữa thủ đô sau những ngày Tết bởi món ăn này từ lâu đã nổi tiếng và theo chân người dân đi nhiều vùng miền trên cả nước.

Một chút đắng của mật cá, vị ngọt, thơm thơm của thịt cá hòa quyện trong nước dùng đặc trưng vị lá giang chua nhẹ sẽ khiến thực khách say mê.

Vị lẩu chua chua và thịt cá kèo mềm mềm khiến món lẩu này được nhiều người yêu thích. Ảnh: vmode
Vị lẩu chua chua và thịt cá kèo mềm mềm khiến món lẩu này được nhiều người yêu thích. Ảnh: vmode

Để làm lẩu cá kèo, người ta phải chọn những con cá còn tươi nguyên. Khi ăn, cá vẫn còn nguyên ruột và mật, thực khách sẽ cảm nhận miếng thịt cá mềm, ngon ngọt và vị hơi đắng của mật cá.

Lẩu cá kèo ăn kèm với rau muống chẻ, các loại rau sống như hoa chuối, giá đỗ và không thể thiếu được món rau đắng. Nhiều người mới bắt đầu ăn sẽ cảm thấy khó nuốt bởi vị đắng, nhưng khi qua cuống họng lại có vị ngọt rất dễ bị "ghiền".

Gắp miếng cá kèo chấm cùng với loại nước mắm chua ngọt được làm từ me chín, tỏi ớt cùng gừng băm nhuyễn và nước mắm ngon, cảm nhận vị ngon ngọt tan chảy trong cổ họng. Đây là món ăn đáng để bạn thử sau những ngày Tết cỗ bàn triền miên. Bạn có thể tìm ăn ở các quán ở phố Văn Cao, Ngụy Như Kon Tum, Chùa Láng hay Hoàng Cầu với giá khoảng 350.000 đồng/ nồi.


Bún bò Huế


Là một món ăn thanh nhẹ, rất thú vị bởi vị cay đặc trưng và thứ nước dùng được chế biến theo bí quyết riêng của người Huế, không lẫn vào đâu được. Cũng chính bởi sự cầu kỳ, tinh tế mà món ăn này từ lâu đã nổi tiếng và được nhiều tờ báo uy tín của nước ngoài ca tụng.

Một bữa trưa thanh nhẹ với bát bún bò đầy đủ gồm thịt bò, thịt chân giò, tiết luộc, giò kèm một đĩa rau sống xanh mướt mát sẽ khá lý tưởng cho những ngày sau Tết.

Bún bò Huế là món ăn nức tiếng với du khách trong và ngoài nước với hương vị đặc trưng, hấp dẫn. Ảnh: khamphahue
Bún bò Huế là món ăn nức tiếng với du khách trong và ngoài nước với hương vị đặc trưng, hấp dẫn. Ảnh: khamphahue

Sự hòa quyện giữa các loại rau, các loại nguyên liệu lẫn thứ nước dùng với hương sả thơm quyến rũ, vị mắm nêm đặc trưng, thêm chút màu ớt xào tạo màu, với vị cay nồng, những sợi bún trắng to mềm mượt, miếng chân giò béo ngậy khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.

Xì xụp chút nước dùng cay nóng trong những ngày giá lạnh, cảm nhận vị nóng cứ lan dần trong miệng. Bạn có thể thưởng thức ở rất nhiều quán ăn Huế ở Hà Nội, với giá khoảng 35.000 đồng/ bát.

Theo VnExpress

Tags: khach san 3 sao, khach san ho chi minh, 3 star hotel, hochiminh hotel
Đọc thêm..

Cơm lam dẻo thơm ăn cùng gà nướng vàng óng hay bún mắm cua với mùi nồng đặc trưng là món ăn bạn nên thử khi đến Pleiku, Gia Lai. 


Lên cao nguyên mùa này, ngoài ngắm hoa cà phê nở trắng trời, bạn nên tìm thưởng thức những món ăn đã làm nên hương vị đặc trưng, nổi tiếng ở phố núi.

Bún mắm cua


Nếu chưa từng thưởng thức, bún cua sẽ khá kén người ăn bởi mùi nồng nồng của mắm nguyên chất. Nhưng nếu đã ăn vào, mùi vị đó sẽ khiến bạn không thể nào quên được.

Món ăn nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng khâu chế biến rất kỳ công. Những con cua đồng được đánh bắt về được làm sạch, giã nhỏ rồi lọc nước để lên men ăn kèm các nguyên liệu khác như bún, thịt ba chỉ được thái miếng xào với măng tươi, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn.

Ai đã ăn bún mắm cua sẽ nhớ mãi bởi hương vị đặc trưng. Ảnh: Khánh Hòa
Ai đã ăn bún mắm cua sẽ nhớ mãi bởi hương vị đặc trưng. Ảnh: Khánh Hòa

Bún cua ăn kèm với bánh phồng tôm rất ngon và không thể thiếu được mắm nêm, chút cay của ớt. Bát bún được dọn kèm cùng với các loại rau xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm, giá hay hoa chuối thái nhỏ.

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị thơm của các loại rau lẫn vị nồng nàn đặc trưng của bún mắm nhưng tạo nên một vị rất hấp dẫn. Dù không phải là món ăn cao lương mĩ vị, nhưng bạn cũng nên thử.

Bún được bán ở nhiều các quán bình dân ở thành phố Pleiku, nhưng nhiều người rỉ tai nhau ngon nhất phải kể đến quán ở chợ nhỏ nằm trên đường Phùng Hưng hay ở phố Phan Đình Phùng. Bún mắm cua được bán với giá khoảng 10.000 - 15.000 đồng.

Cơm lam và gà nướng


Một món ăn nhất định bạn không thể bỏ qua đó là cơm lam gà nướng. Những ống cơm lam được nấu trong ống tre, có mùi thơm thơm của gạo, quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa như mang lại hương vị của núi rừng.

Cơm lam ở đây được nấu bằng loại gạo nếp nương hạt nhỏ, thuôn dài. Bóc từng miếng tre nứa bên ngoài sẽ thấy phần cơm trắng nõn, dẻo và thơm phức. Cơm lam được nướng trong ống tre, nứa nên mang hương vị của núi rừng.

Cơm lam, gà nướng là hai món ăn hấp dẫn bất kỳ du khách nào khi đến Tây Nguyên. Ảnh: K.Hòa
Cơm lam, gà nướng là hai món ăn hấp dẫn bất kỳ du khách nào khi đến Tây Nguyên. Ảnh: K.Hòa

Thưởng thức cơm lam với gà nướng sả ớt thì không gì ngon bằng. Những con gà được thả, thịt dai, chắc được ướp cùng với chút muối cho đậm đà, ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre nướng trên bếp lửa hồng đến khi thành một màu vàng ruộm, mỡ màng. Vị ngọt của mật ong quyện với vị ngọt của thịt, vị cay của ớt kích thích vị giác, khiến bạn cứ muốn ăn mãi.

Bạn có thể thưởng thức tại các quán cơm lam gà nướng được nhiều thực khách biết đến ở phố Hàn Thuyên, Phạm Ngọc Thạch... với giá khoảng 250.000 đồng.

Theo VnExpress

Tags: 3 star hotel, hochiminh hotel, khach san 3 sao, khach san ho chi minh

Bún mắm cua và cơm lam gà nướng ở phố núi Pleiku

Cơm lam dẻo thơm ăn cùng gà nướng vàng óng hay bún mắm cua với mùi nồng đặc trưng là món ăn bạn nên thử khi đến Pleiku, Gia Lai. 


Lên cao nguyên mùa này, ngoài ngắm hoa cà phê nở trắng trời, bạn nên tìm thưởng thức những món ăn đã làm nên hương vị đặc trưng, nổi tiếng ở phố núi.

Bún mắm cua


Nếu chưa từng thưởng thức, bún cua sẽ khá kén người ăn bởi mùi nồng nồng của mắm nguyên chất. Nhưng nếu đã ăn vào, mùi vị đó sẽ khiến bạn không thể nào quên được.

Món ăn nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng khâu chế biến rất kỳ công. Những con cua đồng được đánh bắt về được làm sạch, giã nhỏ rồi lọc nước để lên men ăn kèm các nguyên liệu khác như bún, thịt ba chỉ được thái miếng xào với măng tươi, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn.

Ai đã ăn bún mắm cua sẽ nhớ mãi bởi hương vị đặc trưng. Ảnh: Khánh Hòa
Ai đã ăn bún mắm cua sẽ nhớ mãi bởi hương vị đặc trưng. Ảnh: Khánh Hòa

Bún cua ăn kèm với bánh phồng tôm rất ngon và không thể thiếu được mắm nêm, chút cay của ớt. Bát bún được dọn kèm cùng với các loại rau xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm, giá hay hoa chuối thái nhỏ.

Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị thơm của các loại rau lẫn vị nồng nàn đặc trưng của bún mắm nhưng tạo nên một vị rất hấp dẫn. Dù không phải là món ăn cao lương mĩ vị, nhưng bạn cũng nên thử.

Bún được bán ở nhiều các quán bình dân ở thành phố Pleiku, nhưng nhiều người rỉ tai nhau ngon nhất phải kể đến quán ở chợ nhỏ nằm trên đường Phùng Hưng hay ở phố Phan Đình Phùng. Bún mắm cua được bán với giá khoảng 10.000 - 15.000 đồng.

Cơm lam và gà nướng


Một món ăn nhất định bạn không thể bỏ qua đó là cơm lam gà nướng. Những ống cơm lam được nấu trong ống tre, có mùi thơm thơm của gạo, quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa như mang lại hương vị của núi rừng.

Cơm lam ở đây được nấu bằng loại gạo nếp nương hạt nhỏ, thuôn dài. Bóc từng miếng tre nứa bên ngoài sẽ thấy phần cơm trắng nõn, dẻo và thơm phức. Cơm lam được nướng trong ống tre, nứa nên mang hương vị của núi rừng.

Cơm lam, gà nướng là hai món ăn hấp dẫn bất kỳ du khách nào khi đến Tây Nguyên. Ảnh: K.Hòa
Cơm lam, gà nướng là hai món ăn hấp dẫn bất kỳ du khách nào khi đến Tây Nguyên. Ảnh: K.Hòa

Thưởng thức cơm lam với gà nướng sả ớt thì không gì ngon bằng. Những con gà được thả, thịt dai, chắc được ướp cùng với chút muối cho đậm đà, ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre nướng trên bếp lửa hồng đến khi thành một màu vàng ruộm, mỡ màng. Vị ngọt của mật ong quyện với vị ngọt của thịt, vị cay của ớt kích thích vị giác, khiến bạn cứ muốn ăn mãi.

Bạn có thể thưởng thức tại các quán cơm lam gà nướng được nhiều thực khách biết đến ở phố Hàn Thuyên, Phạm Ngọc Thạch... với giá khoảng 250.000 đồng.

Theo VnExpress

Tags: 3 star hotel, hochiminh hotel, khach san 3 sao, khach san ho chi minh
Đọc thêm..

Vị chua dịu của mẻ trong nước lẩu cùng các loại nguyên liệu phong phú hay vị chua thanh thanh trong món lẩu gà lá giang sẽ khiến bạn bị thuyết phục ngay từ lần đầu thưởng thức. 


Với thời tiết lạnh giá ngày đông, ngồi xì xụp bên nồi lẩu bốc hơi nghi ngút, cảm nhận vị ngon khác lạ của mẻ, lá giang là những trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn.

Lẩu nhúng mẻ


Nước dùng vị chua chua, thơm dịu của mẻ đã chinh phục biết bao thực khách. Lẩu nhúng mẻ là món ăn rất thích hợp vào mùa đông, được ăn cùng với các loại rau mầm và nấm các loại, người thưởng thức có thể ngồi lai rai và trò chuyện bên nồi lẩu nghi ngút.

Gọi là lẩu mẻ nhưng nguyên liệu cũng khá đa dạng, gồm thịt bò, tôm sú, cá, thịt gà, các loại rau củ, nấm... tùy theo sự chế biến của mỗi quán. Cá được cắt miếng vừa ăn, thịt bò được thái lát mỏng và không cần phải ướp qua gia vị.

Nước lẩu đặc trưng vị mẻ và có thể cho rất nhiều nguyên liệu vào nhúng, ăn rất thú vị. Ảnh: muachung
Nước lẩu đặc trưng vị mẻ và có thể cho rất nhiều nguyên liệu vào nhúng, ăn rất thú vị. Ảnh: muachung

Nước dùng chính là thứ làm nên "linh hồn" của món ăn bởi vị đặc trưng không lẫn với bất kỳ nước lẩu nào. Nước được ninh từ xương gà cho ngọt và không thể thiếu được vị mẻ được chế biến rất khéo để có vị chua ngon, thêm một chút gia vị, đường cho hài hòa.

Khi thưởng thức, nhúng các nguyên liệu vào nước dùng, cảm nhận vị chua thanh thấm đều và các nguyên liệu, khiến món ăn không hề bị ngấy, bạn cứ muốn ăn mãi. Lẩu mẻ ăn kèm với rau mầm, nấm, rau muống hay dền đều ngon. Một nồi lẩu có giá khoảng 250.000 đồng, bạn có thể tìm ăn ở nhiều quán trên các con phố như Nguyên Hồng, Xã Đàn...


Lẩu gà lá giang


Không còn lạ lẫm với người miền Bắc, lẩu gà lá giang từ lâu đã hút hồn thực khách bởi vị chua lạ miệng.

Nguyên liệu chủ yếu là gà ta được làm sạch, chặt nhỏ và các loại rau ăn kèm. Tuy nhiên thứ khiến người ăn nhớ mãi hương vị lẩu này chính là lá giang, một loại cây thân leo, có vị chua nhẹ, đặc trưng.

Lẩu gà lá giang từ lâu đã hấp dẫn thực khách miền Bắc. Ảnh: congthucmonngon
Lẩu gà lá giang từ lâu đã hấp dẫn thực khách miền Bắc. Ảnh: congthucmonngon

Nước dùng được ninh từ xương, cho lá giang đã được rửa sạch, thái nhỏ hay vò dập lá rồi đun cho tiết ra vị chua, nêm nếm gia vị, chút đường cho vừa miệng. Đơn giản là vậy nhưng lại hớp hồn thực khách.

Gắp một miếng thịt gà, cảm nhận sự mềm mượt, ngọt đậm đà lẫn trong vị chua chua thanh thanh của lá giang, rất hấp dẫn. Bạn có thể tìm ăn ở phố chùa Láng, Giảng Võ, Bùi Thị Xuân... với giá khoảng 300.000 đồng/ nồi.

Theo VnExpress

Tags: khach san 3 sao, khach san ho chi minh, 3 star hotel, hochiminh hotel

Lẩu nhúng mẻ và gà lá giang chua lạ vị cho bữa trưa

Vị chua dịu của mẻ trong nước lẩu cùng các loại nguyên liệu phong phú hay vị chua thanh thanh trong món lẩu gà lá giang sẽ khiến bạn bị thuyết phục ngay từ lần đầu thưởng thức. 


Với thời tiết lạnh giá ngày đông, ngồi xì xụp bên nồi lẩu bốc hơi nghi ngút, cảm nhận vị ngon khác lạ của mẻ, lá giang là những trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn.

Lẩu nhúng mẻ


Nước dùng vị chua chua, thơm dịu của mẻ đã chinh phục biết bao thực khách. Lẩu nhúng mẻ là món ăn rất thích hợp vào mùa đông, được ăn cùng với các loại rau mầm và nấm các loại, người thưởng thức có thể ngồi lai rai và trò chuyện bên nồi lẩu nghi ngút.

Gọi là lẩu mẻ nhưng nguyên liệu cũng khá đa dạng, gồm thịt bò, tôm sú, cá, thịt gà, các loại rau củ, nấm... tùy theo sự chế biến của mỗi quán. Cá được cắt miếng vừa ăn, thịt bò được thái lát mỏng và không cần phải ướp qua gia vị.

Nước lẩu đặc trưng vị mẻ và có thể cho rất nhiều nguyên liệu vào nhúng, ăn rất thú vị. Ảnh: muachung
Nước lẩu đặc trưng vị mẻ và có thể cho rất nhiều nguyên liệu vào nhúng, ăn rất thú vị. Ảnh: muachung

Nước dùng chính là thứ làm nên "linh hồn" của món ăn bởi vị đặc trưng không lẫn với bất kỳ nước lẩu nào. Nước được ninh từ xương gà cho ngọt và không thể thiếu được vị mẻ được chế biến rất khéo để có vị chua ngon, thêm một chút gia vị, đường cho hài hòa.

Khi thưởng thức, nhúng các nguyên liệu vào nước dùng, cảm nhận vị chua thanh thấm đều và các nguyên liệu, khiến món ăn không hề bị ngấy, bạn cứ muốn ăn mãi. Lẩu mẻ ăn kèm với rau mầm, nấm, rau muống hay dền đều ngon. Một nồi lẩu có giá khoảng 250.000 đồng, bạn có thể tìm ăn ở nhiều quán trên các con phố như Nguyên Hồng, Xã Đàn...


Lẩu gà lá giang


Không còn lạ lẫm với người miền Bắc, lẩu gà lá giang từ lâu đã hút hồn thực khách bởi vị chua lạ miệng.

Nguyên liệu chủ yếu là gà ta được làm sạch, chặt nhỏ và các loại rau ăn kèm. Tuy nhiên thứ khiến người ăn nhớ mãi hương vị lẩu này chính là lá giang, một loại cây thân leo, có vị chua nhẹ, đặc trưng.

Lẩu gà lá giang từ lâu đã hấp dẫn thực khách miền Bắc. Ảnh: congthucmonngon
Lẩu gà lá giang từ lâu đã hấp dẫn thực khách miền Bắc. Ảnh: congthucmonngon

Nước dùng được ninh từ xương, cho lá giang đã được rửa sạch, thái nhỏ hay vò dập lá rồi đun cho tiết ra vị chua, nêm nếm gia vị, chút đường cho vừa miệng. Đơn giản là vậy nhưng lại hớp hồn thực khách.

Gắp một miếng thịt gà, cảm nhận sự mềm mượt, ngọt đậm đà lẫn trong vị chua chua thanh thanh của lá giang, rất hấp dẫn. Bạn có thể tìm ăn ở phố chùa Láng, Giảng Võ, Bùi Thị Xuân... với giá khoảng 300.000 đồng/ nồi.

Theo VnExpress

Tags: khach san 3 sao, khach san ho chi minh, 3 star hotel, hochiminh hotel
Đọc thêm..

Bún sứa, bún chả cá hay bánh xèo miền trung giòn tan là một gợi ý hay dành cho bạn nếu muốn thay đổi khẩu vị ngày cuối tuần.

Quán bánh xèo, bò lá lốt


Cứ khoảng 5 giờ chiều, quán bánh xèo, bò lá lốt không có tên gọi cụ thể ngay trên đường Cách Mạng Tháng 8 luôn đông đúc. Đây là quán ăn bình dân nên không gian vô cùng đơn giản với những chiếc bàn ghế nhựa trong căn nhà cũ kĩ. Tuy nhiên, điểm thu hút thực khách ở chỗ đồ ăn đúng chất miền trung và giá cả phải chăng, phù hợp với sinh viên.

Hai món chủ đạo của quán là bánh xèo và bò lá lốt mỡ chài. Bánh xèo đúc theo kiểu miền trung, cỡ nhỏ, được làm từ bột gạo và cho một ít bột nghệ để tạo nên màu vàng của bánh. Nhân bánh gồm có tôm, thịt heo và giá đỗ. Tuy không có lớp vỏ mỏng viền quanh như bánh xèo miền Tây nhưng nhờ cách canh lửa thích hợp mà bánh xèo ở đây vẫn giữ được độ giòn.

Món bò được cuốn trong lá lốt, mỡ chài rồi nướng, sau đó rắc đậu phộng lên trên nên rất thơm và hấp dẫn. Các món ở đây ăn kèm với rau xà lách, rau thơm và cuốn bánh tráng mỏng. Bánh xèo được chấm với nước mắm chua ngọt còn bò thì dùng chung với mắm nêm.

Quán bánh xèo, bò lá lốt

Giá cả các món từ 22.000 đến 55.000 đồng. Vì là món chiên nên hơi nhiều dầu mỡ, ăn dễ ngán. Bạn chỉ nên gọi vừa đủ để không bỏ phí.

Vì quán nằm ngay mặt tiền đường Cách Mạng Tháng 8, thường xuyên kẹt xe nên khá ồn ào và hơi nóng. Không gian chật hẹp và đôi lúc phục vụ không được nhiệt tình lắm vì quán luôn trong trạng thái đông đúc. Nếu tránh giờ kẹt xe thì sẽ thấy thoải mái hơn.

Địa chỉ: Ngã tư giao giữa đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Bắc Hải, quận 10.

Quán mở cửa từ 16h đến 23h

Nem nướng cô Điệp


Được đánh giá là một trong những quán nem nướng có hương vị giống với nem nướng Nha Trang nhất Sài Gòn, quán nem nướng nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ luôn thu hút khách dù địa chỉ hơi khó tìm.

Nem nướng cô Điệp
Nem nướng có giá 40.000 đồng/suất.

Như nhiều quán nem nướng khác, thịt heo được ướp gia vị và nướng rất thơm. Tuy nhiên điểm mấu chốt tạo điểm nhấn cho món nem nướng chính là nước chấm. Nước chấm ở đây được làm từ bột, tương đậu và thịt heo, có vị béo và thơm mùi đậu. Nem ăn kèm với bánh tráng cuốn chiên giòn và nhiều loại rau sống như xà lách, rau thơm, chuối chát, dưa leo… nên không hề ngán. Tuy nhiên một phần ăn ở đây hơi ít, một người ăn khỏe có thể phải gọi đến 2 phần mới no nê.

Địa chỉ: 337/10 Lê Văn Sỹ, Tân Bình.

Quán mở cửa từ 11h đến 21h30


Gánh


Gánh là một quán ăn có tiếng với người Sài Gòn, chuyên phục vụ các món đặc sản Nha Trang như bún sứa, bún chả cá, nem nướng… Quán ghi điểm với thực khách bởi không gian yên tĩnh, thoải mái với thiết kế kết hợp giữa hiện đại và cổ điển.

Thực đơn ở đây vô cùng phong phú với các món ăn dân dã đặc trưng chất Nha Trang. Những món ăn làm từ sứa khá nổi bật ở Gánh. Gỏi sứa giòn tan, hơi chua chua ngọt ngọt xúc với bánh tráng hay tô bún sứa hấp dẫn chính là món chủ đạo ở quán. Nem nướng tuy không đặc sắc như những quán chuyên về nem nhưng cũng được đánh giá tốt với nước chấm đơn giản được làm từ đậu vô cùng vừa miệng. Đặc biệt món hàu sữa chiên trứng béo béo nhiều chất dinh dưỡng hay tôm cuốn diếp cay cay mùi cải luôn được lòng thực khách.

Một phần ăn ở Gánh không nhiều, giá cả dao động từ 60.000 đến 132.000 đồng/món
Một phần ăn ở Gánh không nhiều, giá cả dao động từ 60.000 đến 132.000 đồng/món

Điểm cộng ở quán là cung cách phục vụ khá chuyên nghiệp, sạch sẽ, rất thích hợp để họp mặt gia đình vào cuối tuần.

Địa chỉ: 58/4 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3.

Quán mở cửa từ 9h đến 22h hằng ngày.


Bún chả cá Lệ


Không gian rộng rãi, thoáng mát và dễ tìm, bún chả cá Lệ từ lâu đã là địa chỉ quen thuộc của người Sài Gòn nếu muốn thưởng thức các món bún cá miền trung.

Chả cá thơm ngon cùng nước lèo đậm đà được nấu đúng theo hương vị của Quy Nhơn. Hành tím chua ngọt là món ăn kèm không thể thiếu. Vị chua chua, ngọt ngọt và hơi hăng của hành sẽ làm bớt đi mùi tanh của cá. Rau sống ăn kèm là các loại rau của miền trung, cọng giá phải ốm và xà lách lá nhỏ thì ăn mới đúng vị.

Bún chả cá Lệ
Các món ăn ở đây có giá từ 25.000 đến 77.000 đồng

Ngoài bún chả cá, quán còn phục vụ các món bún cá khác như bún cá ngừ, bún cá thu, bún cá dằm, phở, miến chả cá… và các loại nem chua, tré Quy Nhơn. Cuối tuần, bạn có thể giúp cả nhà thay đổi khẩu vị bằng món bún đậm chất miền trung này.

Địa chỉ: 2,4,8 Đồng Nai, Quận 10.

Quán mở cửa từ 6h đến 21h hằng ngày.

Theo Ngôi Sao

Tags: khach san ho chi minh, khach san 3 sao, hochiminh hotel, 3 star hotel

Địa chỉ cuối tuần: quán ăn miền Trung ở Sài Gòn

Bún sứa, bún chả cá hay bánh xèo miền trung giòn tan là một gợi ý hay dành cho bạn nếu muốn thay đổi khẩu vị ngày cuối tuần.

Quán bánh xèo, bò lá lốt


Cứ khoảng 5 giờ chiều, quán bánh xèo, bò lá lốt không có tên gọi cụ thể ngay trên đường Cách Mạng Tháng 8 luôn đông đúc. Đây là quán ăn bình dân nên không gian vô cùng đơn giản với những chiếc bàn ghế nhựa trong căn nhà cũ kĩ. Tuy nhiên, điểm thu hút thực khách ở chỗ đồ ăn đúng chất miền trung và giá cả phải chăng, phù hợp với sinh viên.

Hai món chủ đạo của quán là bánh xèo và bò lá lốt mỡ chài. Bánh xèo đúc theo kiểu miền trung, cỡ nhỏ, được làm từ bột gạo và cho một ít bột nghệ để tạo nên màu vàng của bánh. Nhân bánh gồm có tôm, thịt heo và giá đỗ. Tuy không có lớp vỏ mỏng viền quanh như bánh xèo miền Tây nhưng nhờ cách canh lửa thích hợp mà bánh xèo ở đây vẫn giữ được độ giòn.

Món bò được cuốn trong lá lốt, mỡ chài rồi nướng, sau đó rắc đậu phộng lên trên nên rất thơm và hấp dẫn. Các món ở đây ăn kèm với rau xà lách, rau thơm và cuốn bánh tráng mỏng. Bánh xèo được chấm với nước mắm chua ngọt còn bò thì dùng chung với mắm nêm.

Quán bánh xèo, bò lá lốt

Giá cả các món từ 22.000 đến 55.000 đồng. Vì là món chiên nên hơi nhiều dầu mỡ, ăn dễ ngán. Bạn chỉ nên gọi vừa đủ để không bỏ phí.

Vì quán nằm ngay mặt tiền đường Cách Mạng Tháng 8, thường xuyên kẹt xe nên khá ồn ào và hơi nóng. Không gian chật hẹp và đôi lúc phục vụ không được nhiệt tình lắm vì quán luôn trong trạng thái đông đúc. Nếu tránh giờ kẹt xe thì sẽ thấy thoải mái hơn.

Địa chỉ: Ngã tư giao giữa đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Bắc Hải, quận 10.

Quán mở cửa từ 16h đến 23h

Nem nướng cô Điệp


Được đánh giá là một trong những quán nem nướng có hương vị giống với nem nướng Nha Trang nhất Sài Gòn, quán nem nướng nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ luôn thu hút khách dù địa chỉ hơi khó tìm.

Nem nướng cô Điệp
Nem nướng có giá 40.000 đồng/suất.

Như nhiều quán nem nướng khác, thịt heo được ướp gia vị và nướng rất thơm. Tuy nhiên điểm mấu chốt tạo điểm nhấn cho món nem nướng chính là nước chấm. Nước chấm ở đây được làm từ bột, tương đậu và thịt heo, có vị béo và thơm mùi đậu. Nem ăn kèm với bánh tráng cuốn chiên giòn và nhiều loại rau sống như xà lách, rau thơm, chuối chát, dưa leo… nên không hề ngán. Tuy nhiên một phần ăn ở đây hơi ít, một người ăn khỏe có thể phải gọi đến 2 phần mới no nê.

Địa chỉ: 337/10 Lê Văn Sỹ, Tân Bình.

Quán mở cửa từ 11h đến 21h30


Gánh


Gánh là một quán ăn có tiếng với người Sài Gòn, chuyên phục vụ các món đặc sản Nha Trang như bún sứa, bún chả cá, nem nướng… Quán ghi điểm với thực khách bởi không gian yên tĩnh, thoải mái với thiết kế kết hợp giữa hiện đại và cổ điển.

Thực đơn ở đây vô cùng phong phú với các món ăn dân dã đặc trưng chất Nha Trang. Những món ăn làm từ sứa khá nổi bật ở Gánh. Gỏi sứa giòn tan, hơi chua chua ngọt ngọt xúc với bánh tráng hay tô bún sứa hấp dẫn chính là món chủ đạo ở quán. Nem nướng tuy không đặc sắc như những quán chuyên về nem nhưng cũng được đánh giá tốt với nước chấm đơn giản được làm từ đậu vô cùng vừa miệng. Đặc biệt món hàu sữa chiên trứng béo béo nhiều chất dinh dưỡng hay tôm cuốn diếp cay cay mùi cải luôn được lòng thực khách.

Một phần ăn ở Gánh không nhiều, giá cả dao động từ 60.000 đến 132.000 đồng/món
Một phần ăn ở Gánh không nhiều, giá cả dao động từ 60.000 đến 132.000 đồng/món

Điểm cộng ở quán là cung cách phục vụ khá chuyên nghiệp, sạch sẽ, rất thích hợp để họp mặt gia đình vào cuối tuần.

Địa chỉ: 58/4 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3.

Quán mở cửa từ 9h đến 22h hằng ngày.


Bún chả cá Lệ


Không gian rộng rãi, thoáng mát và dễ tìm, bún chả cá Lệ từ lâu đã là địa chỉ quen thuộc của người Sài Gòn nếu muốn thưởng thức các món bún cá miền trung.

Chả cá thơm ngon cùng nước lèo đậm đà được nấu đúng theo hương vị của Quy Nhơn. Hành tím chua ngọt là món ăn kèm không thể thiếu. Vị chua chua, ngọt ngọt và hơi hăng của hành sẽ làm bớt đi mùi tanh của cá. Rau sống ăn kèm là các loại rau của miền trung, cọng giá phải ốm và xà lách lá nhỏ thì ăn mới đúng vị.

Bún chả cá Lệ
Các món ăn ở đây có giá từ 25.000 đến 77.000 đồng

Ngoài bún chả cá, quán còn phục vụ các món bún cá khác như bún cá ngừ, bún cá thu, bún cá dằm, phở, miến chả cá… và các loại nem chua, tré Quy Nhơn. Cuối tuần, bạn có thể giúp cả nhà thay đổi khẩu vị bằng món bún đậm chất miền trung này.

Địa chỉ: 2,4,8 Đồng Nai, Quận 10.

Quán mở cửa từ 6h đến 21h hằng ngày.

Theo Ngôi Sao

Tags: khach san ho chi minh, khach san 3 sao, hochiminh hotel, 3 star hotel
Đọc thêm..

Các món ăn dân dã xuất phát chủ yếu từ miền Tây, miền Trung được bán ở những gánh rong, xe hàng nhỏ… trên phố Sài Gòn là nét ẩm thực không thể bỏ qua.

7 món quà quê níu lòng du khách trên phố Sài Gòn


Trên đường phố Sài Gòn có bán muôn vàn loại bánh ngon, hấp dẫn. Trong đó phải kể đến một số món dưới đây:

Bánh tai yến


Bánh có nguồn gốc từ miền Tây, hình dáng bên ngoài giống như tổ chim yến, với công thức chế biến khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa trộn chung và ủ khoảng 4 giờ. Từng thìa bột được cho vào chảo dầu nóng. Khi phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng, bánh có hình chiếc nón úp ngược thì vớt ra, xếp bánh lên khăn giấy cho thấm bớt dầu, rồi bày ra đĩa. Loại bánh này được ăn ngay khi còn nóng để thưởng thức trọn vẹn vị giòn ngọt vốn có.

Mỗi cái bánh chỉ 5.000 đồng, được bán ở vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cao Thắng… Ảnh: Ngoisao
Mỗi cái bánh chỉ 5.000 đồng, được bán ở vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cao Thắng… Ảnh: Ngoisao

Chuối nếp nướng


Chạy xe dọc đường phố, có thể cảm nhận mùi thơm nức của mấy xe bán chuối nếp nướng. Chuối được bóc vỏ, bọc một lớp cơm nếp hương cốt dừa bên ngoài. Sau đó lấy lá chuối gói bên ngoài, dùng que tăm ghim hai đầu lại rồi nướng trên vỉ. Trong quá trình nướng, người bán trở đều tay để món ăn được chín đều, khi lớp lá chuối bên ngoài bắt đầu khô lại và chuyển sang màu nâu, lớp cơm nếp bên trong xém vàng cùng hương thơm dịu nhẹ tỏa ra là được. Chuối nếp nướng có thể ăn không, nhưng ngon nhất vẫn là ăn kèm với nước cốt dừa khi còn nóng, với giá 10.000 đồng ở đường Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần…

Chuối nếp nướng dân dã trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Khánh Hòa
Chuối nếp nướng dân dã trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Khánh Hòa

Bánh tằm bì


Là một trong những món ăn dân dã của các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau… bánh tằm bì có vị ngon hòa quyện giữa vị mặn của nước mắm vị ngọt béo của nước cốt dừa đặc trưng. Đĩa bánh tằm bì có thêm nước cốt dừa, hành phi và nước mắm… được bán với giá 20.000 đồng ở vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hai Bà Trưng…

Bánh khoai mì


Là món ăn vô cùng dân dã, bánh được làm từ củ khoai mì luộc lên rồi bào cho nhuyễn. Sau đó trộn chung với nước dừa, muối, đường rồi đem nướng cho đến khi có màu vàng cam. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm của khoai mì, béo của nước cốt dừa nên dùng lúc còn nóng là ngon nhất. Các xe bán bánh khoai mì thường có ở góc đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) hoặc Cống Quỳnh – Cao Thắng (quận 3), giá 5.000 đồng một cái.

Bánh khoai mì thường được bán trên xe đẩy cùng bánh tằm, cốm dẹp… Ảnh: Đức Thành
Bánh khoai mì thường được bán trên xe đẩy cùng bánh tằm, cốm dẹp… Ảnh: Đức Thành

Bánh ú tro


Có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh ú nước tro được gói bằng lá bên ngoài, bên trong là bột nếp và nhân đậu xanh. Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng. Bánh được treo thành xâu, bán nhiều ở đường Phan Văn Trị, chợ Bà Chiểu…

Bánh cam


Đây là món bánh được bán nhiều ở các cổng trường hay trong các ngôi chợ nhỏ ở Sài Gòn. Vỏ bánh được làm từ hai loại bột là bột nếp và bột gạo, nhân bánh là đậu xanh tán nhuyễn với đường. Bánh được vo tròn rồi chiên chín đều vàng các mặt. Sau khi chiên, bánh để nguội trước khi rưới lên bên ngoài một lớp đường thắng có màu vàng óng, trong suốt và vị ngọt thanh.

Bánh bò dừa


Nguyên liệu chính là bột mì, bột nổi và trứng gà rồi đánh tơi, xốp. Nhân bánh là dừa bào sợi xào với đường cát trắng cùng đậu xanh hấp chín. Bánh được nướng chín trong những chiếc khuôn hình trụ. Bánh bò dừa ngon là miếng bánh phải giòn nhưng lại dai. Có thể mua bánh ở hàng rong trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng Tám, khu Chợ Lớn…

Bánh tàn ong


Cũng như các loại bánh nướng khác, nguyên liệu chính làm bánh tàn ong là trứng, bột mì và bột năng. Những chiếc khuôn đổ bánh được làm nóng, sau đó quét dầu đều vào đáy khuôn và nắp trong của khuôn, gấp khuôn lại, hơ nóng và trở đều hai mặt đế khuôn, nắp… cho khuôn nóng thật đều. Khi khuôn vừa đủ nóng, mở nắp, khuấy đều bột, múc bột vào đế khuôn, vừa đủ cho bột ngập đều phần đế khuôn nhưng không đầy tràn mép khuôn. Bánh tàn ong có hình bông hoa 5 cánh, mỗi cánh hoa lại mang hình dáng một trái tim và trên mỗi cánh tim có những lỗ nhìn như lỗ tổ ong, được bán rong ở gần Công viên Lê Thị Riêng, hoặc chợ Tân Định…

Theo Vnexpress

Tags: 3 star hotel, hochiminh hotel, khach san 3 sao, khach san ho chi minh

7 món quà quê níu lòng du khách trên phố Sài Gòn

Các món ăn dân dã xuất phát chủ yếu từ miền Tây, miền Trung được bán ở những gánh rong, xe hàng nhỏ… trên phố Sài Gòn là nét ẩm thực không thể bỏ qua.

7 món quà quê níu lòng du khách trên phố Sài Gòn


Trên đường phố Sài Gòn có bán muôn vàn loại bánh ngon, hấp dẫn. Trong đó phải kể đến một số món dưới đây:

Bánh tai yến


Bánh có nguồn gốc từ miền Tây, hình dáng bên ngoài giống như tổ chim yến, với công thức chế biến khá đơn giản, nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa trộn chung và ủ khoảng 4 giờ. Từng thìa bột được cho vào chảo dầu nóng. Khi phần bột giữa chín phồng lên, viền bánh cong lại, rám vàng, bánh có hình chiếc nón úp ngược thì vớt ra, xếp bánh lên khăn giấy cho thấm bớt dầu, rồi bày ra đĩa. Loại bánh này được ăn ngay khi còn nóng để thưởng thức trọn vẹn vị giòn ngọt vốn có.

Mỗi cái bánh chỉ 5.000 đồng, được bán ở vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cao Thắng… Ảnh: Ngoisao
Mỗi cái bánh chỉ 5.000 đồng, được bán ở vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Cao Thắng… Ảnh: Ngoisao

Chuối nếp nướng


Chạy xe dọc đường phố, có thể cảm nhận mùi thơm nức của mấy xe bán chuối nếp nướng. Chuối được bóc vỏ, bọc một lớp cơm nếp hương cốt dừa bên ngoài. Sau đó lấy lá chuối gói bên ngoài, dùng que tăm ghim hai đầu lại rồi nướng trên vỉ. Trong quá trình nướng, người bán trở đều tay để món ăn được chín đều, khi lớp lá chuối bên ngoài bắt đầu khô lại và chuyển sang màu nâu, lớp cơm nếp bên trong xém vàng cùng hương thơm dịu nhẹ tỏa ra là được. Chuối nếp nướng có thể ăn không, nhưng ngon nhất vẫn là ăn kèm với nước cốt dừa khi còn nóng, với giá 10.000 đồng ở đường Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần…

Chuối nếp nướng dân dã trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Khánh Hòa
Chuối nếp nướng dân dã trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Khánh Hòa

Bánh tằm bì


Là một trong những món ăn dân dã của các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau… bánh tằm bì có vị ngon hòa quyện giữa vị mặn của nước mắm vị ngọt béo của nước cốt dừa đặc trưng. Đĩa bánh tằm bì có thêm nước cốt dừa, hành phi và nước mắm… được bán với giá 20.000 đồng ở vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hai Bà Trưng…

Bánh khoai mì


Là món ăn vô cùng dân dã, bánh được làm từ củ khoai mì luộc lên rồi bào cho nhuyễn. Sau đó trộn chung với nước dừa, muối, đường rồi đem nướng cho đến khi có màu vàng cam. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm của khoai mì, béo của nước cốt dừa nên dùng lúc còn nóng là ngon nhất. Các xe bán bánh khoai mì thường có ở góc đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) hoặc Cống Quỳnh – Cao Thắng (quận 3), giá 5.000 đồng một cái.

Bánh khoai mì thường được bán trên xe đẩy cùng bánh tằm, cốm dẹp… Ảnh: Đức Thành
Bánh khoai mì thường được bán trên xe đẩy cùng bánh tằm, cốm dẹp… Ảnh: Đức Thành

Bánh ú tro


Có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh ú nước tro được gói bằng lá bên ngoài, bên trong là bột nếp và nhân đậu xanh. Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng. Bánh được treo thành xâu, bán nhiều ở đường Phan Văn Trị, chợ Bà Chiểu…

Bánh cam


Đây là món bánh được bán nhiều ở các cổng trường hay trong các ngôi chợ nhỏ ở Sài Gòn. Vỏ bánh được làm từ hai loại bột là bột nếp và bột gạo, nhân bánh là đậu xanh tán nhuyễn với đường. Bánh được vo tròn rồi chiên chín đều vàng các mặt. Sau khi chiên, bánh để nguội trước khi rưới lên bên ngoài một lớp đường thắng có màu vàng óng, trong suốt và vị ngọt thanh.

Bánh bò dừa


Nguyên liệu chính là bột mì, bột nổi và trứng gà rồi đánh tơi, xốp. Nhân bánh là dừa bào sợi xào với đường cát trắng cùng đậu xanh hấp chín. Bánh được nướng chín trong những chiếc khuôn hình trụ. Bánh bò dừa ngon là miếng bánh phải giòn nhưng lại dai. Có thể mua bánh ở hàng rong trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng Tám, khu Chợ Lớn…

Bánh tàn ong


Cũng như các loại bánh nướng khác, nguyên liệu chính làm bánh tàn ong là trứng, bột mì và bột năng. Những chiếc khuôn đổ bánh được làm nóng, sau đó quét dầu đều vào đáy khuôn và nắp trong của khuôn, gấp khuôn lại, hơ nóng và trở đều hai mặt đế khuôn, nắp… cho khuôn nóng thật đều. Khi khuôn vừa đủ nóng, mở nắp, khuấy đều bột, múc bột vào đế khuôn, vừa đủ cho bột ngập đều phần đế khuôn nhưng không đầy tràn mép khuôn. Bánh tàn ong có hình bông hoa 5 cánh, mỗi cánh hoa lại mang hình dáng một trái tim và trên mỗi cánh tim có những lỗ nhìn như lỗ tổ ong, được bán rong ở gần Công viên Lê Thị Riêng, hoặc chợ Tân Định…

Theo Vnexpress

Tags: 3 star hotel, hochiminh hotel, khach san 3 sao, khach san ho chi minh
Đọc thêm..

Việt Nam được du khách nước ngoài yêu thích bởi nhiều lý do và có lẽ một trong số những lý do đó không thể không nhắc đến nền ẩm thực phong phú, đa dạng tùy theo từng vùng miền.

Chuyên trang du lịch Goasean cho rằng không nơi đâu để bạn cảm nhận sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam như Sài Gòn, nơi đây được ví như “thiên đường” của ẩm thực Việt Nam với nhiều món ăn của mọi vùng miền khác trên cả nước.

Để khám phá ẩm thực Sài Gòn, đặc biệt là ẩm thực đường phố bạn có thể đăng kí tham gia các tour khám phá ẩm thực dành cho người nước ngoài hoặc chỉ cần dạo bộ quanh một vài con phố là bạn đã có thể thưởng thức vô vàn những món ngon.


 Dưới đây là 5 món ăn phải thử khi đến Sài Gòn theo gợi ý của Goasean, cùng khám phá nhé.


1. Bánh mì


Là món ăn vô cùng phổ biến ở Việt Nam và được bày bán nhiều trên khắp các con phố vỉa hè. Nhân bánh mì ở Sài Gòn khá phong phú từ patê, dăm bông, xá xíu, dưa góp, chả lụa, thịt nguội… kèm với rau xanh, ngò, dưa leo. Tuy có khá nhiều hàng quán bán bánh mì nhưng mỗi quán đều có hương vị khác nhau, đây chính là điều tạo nên thương hiệu và sự khác biệt cho mỗi quán ăn.

Địa chỉ gợi ý: Bánh Mì Huỳnh Hoa, 26 Lê Thị Riêng, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bánh Mì Huỳnh Hoa, 26 Lê Thị Riêng, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh: Mark Wiens

2. Phở


Phở là món ăn truyền thống và được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt Nam. Đây cũng là món ăn thường bị nhiều du khách nước ngoài phát âm sai do những khác biệt về ngôn ngữ và khó khăn khi phiên âm tiếng Việt. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,…

Dù các bước nấu phở là giống nhau, nhưng tô phở có được thơm ngon, đậm đà hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bí quyết của từng đầu bếp. Mỗi gia đình, mỗi quán phở đều có một công thức riêng với những nguyên liệu bí mật mà họ ít khi chịu tiết lộ.

Địa chỉ gợi ý: Phở Phú Vương, 339 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phở Phú Vương, 339 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh: Goasean

3. Bún bò Huế


Với hương vị đặc biệt và vô cùng đậm đà, bún bò Huế là món ăn có nguồn gốc từ cố đô Huế nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng tìm thấy món này ở Sài Gòn từ những quán vỉa hè bình dân đến các nhà hàng sang trọng. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

Địa chỉ gợi ý: Bún Bò Gánh, 110 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Bún Bò Gánh, 110 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh: hivietnam


4. Bún chả


Bún chả là món ăn với bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và ăn kèm nước mắm chua cay. Nước chấm bún chả được xem là linh hồn của món ăn và thường đựng trong những chiếc tô nhỏ, nóng hổi với mùi rất quyến rũ. Món ăn này xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam và được xem là một trong những đặc sản của ẩm thực Hà Nội.

Địa chỉ gợi ý: Bún chả 145, 145 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bún chả 145, 145 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh: chacahanoipho.com


5. Cà phê


Nhiều du khách nước ngoài nhận xét rằng Sài Gòn giống như một thiên đường cà phê, với những quán đa dạng cả về chất lượng lẫn giá cả từ sang trọng tới bình dân và mang một phong cách rất riêng. Cà phê là thức uống quen thuộc ở Sài Gòn đến nỗi bất kể tối ngày sáng đêm lúc nào bạn cũng thấy dân Sài Gòn uống cà phê.

Địa chỉ gợi ý: i.d café, 34D Thủ Khoa Huân, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều du khách nước ngoài nhận xét rằng Sài Gòn giống như một thiên đường cà phê
Ảnh: cafedao.com

Theo: ivivu

Tags: khach san 3 sao, khach san ho chi minh, hochiminh hotel

Báo nước ngoài gợi ý 5 món ăn phải thử khi đến Sài Gòn

Việt Nam được du khách nước ngoài yêu thích bởi nhiều lý do và có lẽ một trong số những lý do đó không thể không nhắc đến nền ẩm thực phong phú, đa dạng tùy theo từng vùng miền.

Chuyên trang du lịch Goasean cho rằng không nơi đâu để bạn cảm nhận sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam như Sài Gòn, nơi đây được ví như “thiên đường” của ẩm thực Việt Nam với nhiều món ăn của mọi vùng miền khác trên cả nước.

Để khám phá ẩm thực Sài Gòn, đặc biệt là ẩm thực đường phố bạn có thể đăng kí tham gia các tour khám phá ẩm thực dành cho người nước ngoài hoặc chỉ cần dạo bộ quanh một vài con phố là bạn đã có thể thưởng thức vô vàn những món ngon.


 Dưới đây là 5 món ăn phải thử khi đến Sài Gòn theo gợi ý của Goasean, cùng khám phá nhé.


1. Bánh mì


Là món ăn vô cùng phổ biến ở Việt Nam và được bày bán nhiều trên khắp các con phố vỉa hè. Nhân bánh mì ở Sài Gòn khá phong phú từ patê, dăm bông, xá xíu, dưa góp, chả lụa, thịt nguội… kèm với rau xanh, ngò, dưa leo. Tuy có khá nhiều hàng quán bán bánh mì nhưng mỗi quán đều có hương vị khác nhau, đây chính là điều tạo nên thương hiệu và sự khác biệt cho mỗi quán ăn.

Địa chỉ gợi ý: Bánh Mì Huỳnh Hoa, 26 Lê Thị Riêng, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bánh Mì Huỳnh Hoa, 26 Lê Thị Riêng, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh: Mark Wiens

2. Phở


Phở là món ăn truyền thống và được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt Nam. Đây cũng là món ăn thường bị nhiều du khách nước ngoài phát âm sai do những khác biệt về ngôn ngữ và khó khăn khi phiên âm tiếng Việt. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,…

Dù các bước nấu phở là giống nhau, nhưng tô phở có được thơm ngon, đậm đà hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bí quyết của từng đầu bếp. Mỗi gia đình, mỗi quán phở đều có một công thức riêng với những nguyên liệu bí mật mà họ ít khi chịu tiết lộ.

Địa chỉ gợi ý: Phở Phú Vương, 339 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phở Phú Vương, 339 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh: Goasean

3. Bún bò Huế


Với hương vị đặc biệt và vô cùng đậm đà, bún bò Huế là món ăn có nguồn gốc từ cố đô Huế nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng tìm thấy món này ở Sài Gòn từ những quán vỉa hè bình dân đến các nhà hàng sang trọng. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

Địa chỉ gợi ý: Bún Bò Gánh, 110 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Bún Bò Gánh, 110 Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh: hivietnam


4. Bún chả


Bún chả là món ăn với bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và ăn kèm nước mắm chua cay. Nước chấm bún chả được xem là linh hồn của món ăn và thường đựng trong những chiếc tô nhỏ, nóng hổi với mùi rất quyến rũ. Món ăn này xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam và được xem là một trong những đặc sản của ẩm thực Hà Nội.

Địa chỉ gợi ý: Bún chả 145, 145 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bún chả 145, 145 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Ảnh: chacahanoipho.com


5. Cà phê


Nhiều du khách nước ngoài nhận xét rằng Sài Gòn giống như một thiên đường cà phê, với những quán đa dạng cả về chất lượng lẫn giá cả từ sang trọng tới bình dân và mang một phong cách rất riêng. Cà phê là thức uống quen thuộc ở Sài Gòn đến nỗi bất kể tối ngày sáng đêm lúc nào bạn cũng thấy dân Sài Gòn uống cà phê.

Địa chỉ gợi ý: i.d café, 34D Thủ Khoa Huân, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều du khách nước ngoài nhận xét rằng Sài Gòn giống như một thiên đường cà phê
Ảnh: cafedao.com

Theo: ivivu

Tags: khach san 3 sao, khach san ho chi minh, hochiminh hotel
Đọc thêm..

Không chỉ có nền văn hóa Óc Eo rực rỡ một thời, du lịch Long An, bất cứ du khách nào cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thanh bình của sông nước miền Tây. 


Là điểm chuyển tiếp giữa hai vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, Long An không chỉ sở hữu một hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt mà còn được thiên nhiên ưu đãi món quà vô cùng tuyệt vời là nền khí hậu quanh năm ôn hòa. Chính nhờ những thuận lợi đó, du lịch Long An trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những chuyến dạo chơi và khám phá của du khách.

Long An có nhiều điều hấp dẫn chờ đợi du khách khám phá như di tích lịch sử nổi tiếng, những cảnh đẹp mê hồn và cả nét văn hóa vô cùng độc đáo... Chính vì lẽ đó, để không bị ngỡ ngàng khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất này, việc trang bị cho bản thân kinh nghiệm du lịch Long An là vô cùng cần thiết.

1. Nên đến Long An vào thời gian nào?


Khí hậu quanh năm ôn hòa tại Long An chính là điều kiện thuận lợi để du khách tới thăm nơi này vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, nếu muốn hòa mình vào không khí lễ hội truyền thống rộn ràng thì khoảng giữa tháng 4 âm lịch là thời điểm thích hợp nhất cho chuyến du lịch Long An của du khách.

2. Di chuyển


Xuất phát từ Sài Gòn, du khách có thể dễ dàng mua vé xe khách tại bến xe miền Tây hoặc ở các hãng xe nằm trên đường Lê Hồng Phong để di chuyển tới Long An.

Trong trường hợp chỉ có một ngày để dành cho chuyến du lịch Long An, du khách cũng có thể mua vé tour với giá khoảng 250.000-300.000 đồng để đi và về trong ngày.

Dù có thể dễ dàng đến Long An bằng xe khách nhưng dân du lịch bụi vẫn thường lựa chọn cách di chuyển bằng xe máy bởi Long An chỉ cách Sài Gòn khoảng 50 km.

Theo kinh nghiệm du lịch Long An của giới du lịch bụi thì việc sử dụng phương tiện cá nhân giúp họ tự do và chủ động hơn trong việc di chuyển giữa các điểm tham quan.

3. Lưu trú tại Long An


Các dịch vụ du lịch tại Long An tương đối phát triển nên không khó để du khách có thể tìm cho mình một chốn nghỉ ngơi thích hợp. Bên cạnh những nhà nghỉ và khách sạn đầy đủ tiện nghi như khách sạn Công Đoàn, Huỳnh Thảo, Phượng Hoàng… thì việc qua đêm tại các homestay ở Long An cũng là phương án tuyệt vời cho chuyến đi của du khách.

Việc lưu trú tại nhà dân có thể không được tiện nghi như khi nghỉ tại các khách sạn, nhưng lại là cơ hội tốt để du khách tìm hiểu và khám phá cuộc sống của những người dân nơi đây.

4. Đặc sản Long An


Chuyến du lịch Long An của du khách sẽ khó được coi là trọn vẹn nếu không thưởng thức những món đặc sản hấp dẫn và nổi tiếng của vùng đất này như bánh tét, lẩu mắm, canh chua cá chốt, cá lóc nướng trui hay rượu đế Gò Đen.

Ngoài ra, các sản vật như dưa hấu, thanh long với vị ngọt đậm đà cũng là những đặc sản mà chỉ khi trực tiếp nếm thử, du khách mới cảm nhận hết được sự khác biệt so với trái cây ở những nơi khác.

5. Điểm tham quan


Nằm ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, Cần Giuộc là địa điểm đầu tiên mà du khách thường nhắc tới khi du lịch Long An. Cần Giuộc đọng lại trong ký ức của mỗi du khách là những bãi bồi đặc trưng của vùng sông nước cùng những sản vật dân dã nhưng có sức lôi cuốn không thể cưỡng nổi như cá lóc nướng trui hay mắm còng mùng năm thưởng thức cùng thịt luộc.

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Ảnh: Internet.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Ảnh: Internet.

Sau Cần Giuộc, Long An còn níu giữ chân du khách bằng những di tích lịch sử nổi tiếng như di tích Gò Đồn, di tích Gò Năm Tước, di tích Gò Xoài và di tích khảo cổ Bình Tả. Mỗi di tích lại mang một đặc điểm riêng về kiến trúc và chứa đựng những giá trị lịch sử vô giá như lời mời gọi, kích thích trí tò mò của những du khách đam mê khám phá.

Đặt chân tới mảnh đất Long An, sẽ là một thiếu sót lớn nếu du khách không được cảm nhận sự thơ mộng và yên bình của khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười với những cánh đồng sen rộng lớn, những khu rừng tràm bạt ngàn cùng hàng trăm loài động vật quý hiếm… Sự hùng vĩ pha lẫn nét thơ mộng của thắng cảnh Núi Đất chắc chắn sẽ khiến không ít người phải ngỡ ngàng và mê mẩn.

Ngoài ra, khi đến Long An thì làng cổ Phước Lộc Thọ, rừng tràm và chợ nổi Tân Lập, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen hay vườn hoa kiểng Thanh Tâm… cũng là những điểm đến đầy sức lôi cuốn mà du khách không nên bỏ qua.

6. Lưu ý


Để thuận tiện trong quá trình khám phá, du khách nên chuẩn bị cho mình những trang phục thật thoải mái như áo phông và quần jean để có thể dễ dàng di chuyển.

Theo kinh nghiệm du lịch Long An của du khách thì hệ thống sông ngòi chằng chịt cùng những cánh rừng bạt ngàn khiến cho Long An có khá nhiều muỗi và côn trùng. Chính vì thế, việc chuẩn bị các loại kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng là điều vô cùng cần thiết.


Theo Zing News

Tags: hochiminh hotel, khach san 3 sao, khach san ho chi minh

Kinh nghiệm cho người lần đầu du lịch Long An

Không chỉ có nền văn hóa Óc Eo rực rỡ một thời, du lịch Long An, bất cứ du khách nào cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thanh bình của sông nước miền Tây. 


Là điểm chuyển tiếp giữa hai vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, Long An không chỉ sở hữu một hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt mà còn được thiên nhiên ưu đãi món quà vô cùng tuyệt vời là nền khí hậu quanh năm ôn hòa. Chính nhờ những thuận lợi đó, du lịch Long An trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những chuyến dạo chơi và khám phá của du khách.

Long An có nhiều điều hấp dẫn chờ đợi du khách khám phá như di tích lịch sử nổi tiếng, những cảnh đẹp mê hồn và cả nét văn hóa vô cùng độc đáo... Chính vì lẽ đó, để không bị ngỡ ngàng khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất này, việc trang bị cho bản thân kinh nghiệm du lịch Long An là vô cùng cần thiết.

1. Nên đến Long An vào thời gian nào?


Khí hậu quanh năm ôn hòa tại Long An chính là điều kiện thuận lợi để du khách tới thăm nơi này vào bất cứ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, nếu muốn hòa mình vào không khí lễ hội truyền thống rộn ràng thì khoảng giữa tháng 4 âm lịch là thời điểm thích hợp nhất cho chuyến du lịch Long An của du khách.

2. Di chuyển


Xuất phát từ Sài Gòn, du khách có thể dễ dàng mua vé xe khách tại bến xe miền Tây hoặc ở các hãng xe nằm trên đường Lê Hồng Phong để di chuyển tới Long An.

Trong trường hợp chỉ có một ngày để dành cho chuyến du lịch Long An, du khách cũng có thể mua vé tour với giá khoảng 250.000-300.000 đồng để đi và về trong ngày.

Dù có thể dễ dàng đến Long An bằng xe khách nhưng dân du lịch bụi vẫn thường lựa chọn cách di chuyển bằng xe máy bởi Long An chỉ cách Sài Gòn khoảng 50 km.

Theo kinh nghiệm du lịch Long An của giới du lịch bụi thì việc sử dụng phương tiện cá nhân giúp họ tự do và chủ động hơn trong việc di chuyển giữa các điểm tham quan.

3. Lưu trú tại Long An


Các dịch vụ du lịch tại Long An tương đối phát triển nên không khó để du khách có thể tìm cho mình một chốn nghỉ ngơi thích hợp. Bên cạnh những nhà nghỉ và khách sạn đầy đủ tiện nghi như khách sạn Công Đoàn, Huỳnh Thảo, Phượng Hoàng… thì việc qua đêm tại các homestay ở Long An cũng là phương án tuyệt vời cho chuyến đi của du khách.

Việc lưu trú tại nhà dân có thể không được tiện nghi như khi nghỉ tại các khách sạn, nhưng lại là cơ hội tốt để du khách tìm hiểu và khám phá cuộc sống của những người dân nơi đây.

4. Đặc sản Long An


Chuyến du lịch Long An của du khách sẽ khó được coi là trọn vẹn nếu không thưởng thức những món đặc sản hấp dẫn và nổi tiếng của vùng đất này như bánh tét, lẩu mắm, canh chua cá chốt, cá lóc nướng trui hay rượu đế Gò Đen.

Ngoài ra, các sản vật như dưa hấu, thanh long với vị ngọt đậm đà cũng là những đặc sản mà chỉ khi trực tiếp nếm thử, du khách mới cảm nhận hết được sự khác biệt so với trái cây ở những nơi khác.

5. Điểm tham quan


Nằm ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, Cần Giuộc là địa điểm đầu tiên mà du khách thường nhắc tới khi du lịch Long An. Cần Giuộc đọng lại trong ký ức của mỗi du khách là những bãi bồi đặc trưng của vùng sông nước cùng những sản vật dân dã nhưng có sức lôi cuốn không thể cưỡng nổi như cá lóc nướng trui hay mắm còng mùng năm thưởng thức cùng thịt luộc.

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Ảnh: Internet.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Ảnh: Internet.

Sau Cần Giuộc, Long An còn níu giữ chân du khách bằng những di tích lịch sử nổi tiếng như di tích Gò Đồn, di tích Gò Năm Tước, di tích Gò Xoài và di tích khảo cổ Bình Tả. Mỗi di tích lại mang một đặc điểm riêng về kiến trúc và chứa đựng những giá trị lịch sử vô giá như lời mời gọi, kích thích trí tò mò của những du khách đam mê khám phá.

Đặt chân tới mảnh đất Long An, sẽ là một thiếu sót lớn nếu du khách không được cảm nhận sự thơ mộng và yên bình của khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười với những cánh đồng sen rộng lớn, những khu rừng tràm bạt ngàn cùng hàng trăm loài động vật quý hiếm… Sự hùng vĩ pha lẫn nét thơ mộng của thắng cảnh Núi Đất chắc chắn sẽ khiến không ít người phải ngỡ ngàng và mê mẩn.

Ngoài ra, khi đến Long An thì làng cổ Phước Lộc Thọ, rừng tràm và chợ nổi Tân Lập, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen hay vườn hoa kiểng Thanh Tâm… cũng là những điểm đến đầy sức lôi cuốn mà du khách không nên bỏ qua.

6. Lưu ý


Để thuận tiện trong quá trình khám phá, du khách nên chuẩn bị cho mình những trang phục thật thoải mái như áo phông và quần jean để có thể dễ dàng di chuyển.

Theo kinh nghiệm du lịch Long An của du khách thì hệ thống sông ngòi chằng chịt cùng những cánh rừng bạt ngàn khiến cho Long An có khá nhiều muỗi và côn trùng. Chính vì thế, việc chuẩn bị các loại kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng là điều vô cùng cần thiết.


Theo Zing News

Tags: hochiminh hotel, khach san 3 sao, khach san ho chi minh
Đọc thêm..

Những miếng thịt bò được thái vuông vức với hương vị sốt vang sẽ giúp bạn thay đổi khẩu vị cho món phở quen thuộc. 


Không dễ để tìm món phở sốt vang ở Hà Nội giữa các hàng phở truyền thống. Nhưng nếu đến Hà Nội, bạn nên thử món này, nhất là vào mùa đông lạnh.

Phở sốt vang trên phố Tôn Đức Thắng


Quán phở nằm trên phố Tôn Đức Thắng, đoạn gần cắt với Quốc Tử Giám lúc nào cũng đông khách, nhất là vào buổi sáng hay buổi tối.

Phở sốt vang ở phố Tôn Đức Thắng nổi tiếng bởi hương vị đậm đà nhưng nước phở rất trong, quẩy ăn mềm và không ngấy. Ảnh: Nguyên Chi
Phở sốt vang ở phố Tôn Đức Thắng nổi tiếng bởi hương vị đậm đà nhưng nước phở rất trong, quẩy ăn mềm và không ngấy. Ảnh: Nguyên Chi

Cũng là những sợi phở dai và mềm mại, nhưng thịt bò được thái thành miếng to bản, vuông vức, nấu chín mềm, ngọt, phần gân sần sật. Quan trọng nhất chính là phần nước dùng với vị thanh mà không được nhiều váng mỡ, đượm vị thịt bò mà vẫn trong. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được hương vị của các nguyên liệu được quyện vào nhau rất hấp dẫn.

Phở sốt vang khá nhiều đạm, ăn no lâu. Nhiều thực khách đến đây rất thích phần quẩy ăn kèm với phở bởi không giống nơi khác, quẩy ở đây mềm, thơm và không ngấy. Giá một bát phở khoảng 40.000 đồng.


Phở sốt vang Hàng Nón


Quán bình dân, chủ yếu là bàn ngồi vỉa hè khu phố cổ, chuyên phục vụ các loại phở bò tái chín, ngoài ra có phở trộn, phở sốt vang.

Thịt bò tươi được thái thành miếng to bản ướp với gia vị, nước mắm, chút rượu vang và ngũ vị hương rồi để ngấm nấu sốt vang.

Điểm khác biệt với các món phở khác là màu nước vàng, những miếng thịt bò đượm vị sốt vang. Ảnh: hanoiplus
Điểm khác biệt với các món phở khác là màu nước vàng, những miếng thịt bò đượm vị sốt vang. Ảnh: hanoiplus

Nước dùng chế biến cũng thơm mùi hồi, quế, thảo quả nhưng chính sự biến tấu, hòa quyện với hương vị béo ngậy của sốt vang và các gia vị ăn kèm khiến bát phở có hương vị độc đáo và không lẫn với bất kỳ vị khác. Ngoài ra bạn cũng thấy bát phở rất bắt mắt với màu sắc hơi vàng, ăn đậm đà hương vị. Giá một bát khoảng 40.000 đồng.

Theo VnExpress


Link hữu ích:  mam nontruong mam nonkhach san ho chi minhkhach san 3 saohochiminh hotel3 star hotel

Các quán phở sốt vang cho mùa đông se lạnh

Những miếng thịt bò được thái vuông vức với hương vị sốt vang sẽ giúp bạn thay đổi khẩu vị cho món phở quen thuộc. 


Không dễ để tìm món phở sốt vang ở Hà Nội giữa các hàng phở truyền thống. Nhưng nếu đến Hà Nội, bạn nên thử món này, nhất là vào mùa đông lạnh.

Phở sốt vang trên phố Tôn Đức Thắng


Quán phở nằm trên phố Tôn Đức Thắng, đoạn gần cắt với Quốc Tử Giám lúc nào cũng đông khách, nhất là vào buổi sáng hay buổi tối.

Phở sốt vang ở phố Tôn Đức Thắng nổi tiếng bởi hương vị đậm đà nhưng nước phở rất trong, quẩy ăn mềm và không ngấy. Ảnh: Nguyên Chi
Phở sốt vang ở phố Tôn Đức Thắng nổi tiếng bởi hương vị đậm đà nhưng nước phở rất trong, quẩy ăn mềm và không ngấy. Ảnh: Nguyên Chi

Cũng là những sợi phở dai và mềm mại, nhưng thịt bò được thái thành miếng to bản, vuông vức, nấu chín mềm, ngọt, phần gân sần sật. Quan trọng nhất chính là phần nước dùng với vị thanh mà không được nhiều váng mỡ, đượm vị thịt bò mà vẫn trong. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được hương vị của các nguyên liệu được quyện vào nhau rất hấp dẫn.

Phở sốt vang khá nhiều đạm, ăn no lâu. Nhiều thực khách đến đây rất thích phần quẩy ăn kèm với phở bởi không giống nơi khác, quẩy ở đây mềm, thơm và không ngấy. Giá một bát phở khoảng 40.000 đồng.


Phở sốt vang Hàng Nón


Quán bình dân, chủ yếu là bàn ngồi vỉa hè khu phố cổ, chuyên phục vụ các loại phở bò tái chín, ngoài ra có phở trộn, phở sốt vang.

Thịt bò tươi được thái thành miếng to bản ướp với gia vị, nước mắm, chút rượu vang và ngũ vị hương rồi để ngấm nấu sốt vang.

Điểm khác biệt với các món phở khác là màu nước vàng, những miếng thịt bò đượm vị sốt vang. Ảnh: hanoiplus
Điểm khác biệt với các món phở khác là màu nước vàng, những miếng thịt bò đượm vị sốt vang. Ảnh: hanoiplus

Nước dùng chế biến cũng thơm mùi hồi, quế, thảo quả nhưng chính sự biến tấu, hòa quyện với hương vị béo ngậy của sốt vang và các gia vị ăn kèm khiến bát phở có hương vị độc đáo và không lẫn với bất kỳ vị khác. Ngoài ra bạn cũng thấy bát phở rất bắt mắt với màu sắc hơi vàng, ăn đậm đà hương vị. Giá một bát khoảng 40.000 đồng.

Theo VnExpress


Link hữu ích:  mam nontruong mam nonkhach san ho chi minhkhach san 3 saohochiminh hotel3 star hotel
Đọc thêm..

Những sợi đu đủ được bào mỏng cùng với khô bò, gan lợn rim ngũ vị trộn với nước mắm me hay sú kẹp nách làm salad chiên là những món ăn đặc trưng ở xứ sở ngàn hoa.


Dưới đây là những món ăn có cái tên khá lạ tai ở Đà Lạt.

Sú kẹp nách


Một trong những món ăn mà bạn nhất định phải thử khi đến Đà Lạt là sú kẹp nách, cái tên nghe vừa lạ lẫm nhưng cũng rất đặc trưng của người dân nơi đây.

Sú kẹp nách có hình dạng giống như bắp cải nhưng nhỏ xíu, giá 200.000 - 250.000 đồng/ kg. Ảnh: Duli
Sú kẹp nách có hình dạng giống như bắp cải nhưng nhỏ xíu, giá 200.000 - 250.000 đồng/ kg. Ảnh: Duli

Sú kẹp nách được trồng ở xứ lạnh này từ thời Pháp thuộc, là loại rau dùng để làm salad hay luộc, chiên đều rất thú vị. Loại rau này có vị thanh mát và giàu chất dinh dưỡng. Nhìn qua bạn sẽ thấy sú kẹp nách rất giống bắp cải bởi những lá rau cuộn tròn xoe nhưng nhỏ xíu chỉ to hơn ngón tay cái.

Loại rau này phát triển dọc theo thân cây, mỗi cuống lá sẽ cho ra một quả nhỏ. Đây được coi như một loại đặc sản ở Đà Lạt rất có lợi cho sức khỏe.


Xắp xắp


Xắp xắp là một món ăn đường phố chứa đựng hương vị cuộc sống bình dị của những người dân phố núi. Nhìn qua, xắp xắp gần giống như món nộm của miền Bắc hay gỏi khô của miền Nam. Tuy nhiên, món ăn này có một hương vị khác lạ, không lẫn với bất cứ nơi nào.

Đĩa xắp xắp đủ vị cay chua mặn ngọt có giá 10.000 - 15.000 đồng. Ảnh: Đà Lạt trong tôi
Đĩa xắp xắp đủ vị cay chua mặn ngọt có giá 10.000 - 15.000 đồng. Ảnh: Đà Lạt trong tôi

Nguyên liệu để làm món ăn này chủ yếu là từ đu đủ được bào thành sợi, khô bò, phổi bò, gan lợn được rim cùng ngũ vị, các loại rau thơm... Điều làm nên sự khác biệt của món ăn này chính là nước trộn từ me, có độ chua vừa phải, kết hợp với đu đủ khiến cho món ăn này rất giòn, thanh và hài hòa, đậm vị.

Món ăn không thể thiếu loại rau húng quế hay lạc rang giã dập. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận đu đủ giòn sật đượm vị mặn, chua, ngọt, cay cùng với vị bùi ngậy của lạc rang, thơm thơm của rau húng, khó lòng cưỡng lại nổi trong cái giá lạnh của xứ sở sương mù.

Theo VnExpress


Link hữu ích:  mam nontruong mam nonkhach san ho chi minhkhach san 3 saohochiminh hotel3 star hotel

Sú kẹp nách và xắp xắp - món lạ mà quen ở Đà Lạt

Những sợi đu đủ được bào mỏng cùng với khô bò, gan lợn rim ngũ vị trộn với nước mắm me hay sú kẹp nách làm salad chiên là những món ăn đặc trưng ở xứ sở ngàn hoa.


Dưới đây là những món ăn có cái tên khá lạ tai ở Đà Lạt.

Sú kẹp nách


Một trong những món ăn mà bạn nhất định phải thử khi đến Đà Lạt là sú kẹp nách, cái tên nghe vừa lạ lẫm nhưng cũng rất đặc trưng của người dân nơi đây.

Sú kẹp nách có hình dạng giống như bắp cải nhưng nhỏ xíu, giá 200.000 - 250.000 đồng/ kg. Ảnh: Duli
Sú kẹp nách có hình dạng giống như bắp cải nhưng nhỏ xíu, giá 200.000 - 250.000 đồng/ kg. Ảnh: Duli

Sú kẹp nách được trồng ở xứ lạnh này từ thời Pháp thuộc, là loại rau dùng để làm salad hay luộc, chiên đều rất thú vị. Loại rau này có vị thanh mát và giàu chất dinh dưỡng. Nhìn qua bạn sẽ thấy sú kẹp nách rất giống bắp cải bởi những lá rau cuộn tròn xoe nhưng nhỏ xíu chỉ to hơn ngón tay cái.

Loại rau này phát triển dọc theo thân cây, mỗi cuống lá sẽ cho ra một quả nhỏ. Đây được coi như một loại đặc sản ở Đà Lạt rất có lợi cho sức khỏe.


Xắp xắp


Xắp xắp là một món ăn đường phố chứa đựng hương vị cuộc sống bình dị của những người dân phố núi. Nhìn qua, xắp xắp gần giống như món nộm của miền Bắc hay gỏi khô của miền Nam. Tuy nhiên, món ăn này có một hương vị khác lạ, không lẫn với bất cứ nơi nào.

Đĩa xắp xắp đủ vị cay chua mặn ngọt có giá 10.000 - 15.000 đồng. Ảnh: Đà Lạt trong tôi
Đĩa xắp xắp đủ vị cay chua mặn ngọt có giá 10.000 - 15.000 đồng. Ảnh: Đà Lạt trong tôi

Nguyên liệu để làm món ăn này chủ yếu là từ đu đủ được bào thành sợi, khô bò, phổi bò, gan lợn được rim cùng ngũ vị, các loại rau thơm... Điều làm nên sự khác biệt của món ăn này chính là nước trộn từ me, có độ chua vừa phải, kết hợp với đu đủ khiến cho món ăn này rất giòn, thanh và hài hòa, đậm vị.

Món ăn không thể thiếu loại rau húng quế hay lạc rang giã dập. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận đu đủ giòn sật đượm vị mặn, chua, ngọt, cay cùng với vị bùi ngậy của lạc rang, thơm thơm của rau húng, khó lòng cưỡng lại nổi trong cái giá lạnh của xứ sở sương mù.

Theo VnExpress


Link hữu ích:  mam nontruong mam nonkhach san ho chi minhkhach san 3 saohochiminh hotel3 star hotel
Đọc thêm..

Để thưởng thức Lẩu Tứ Xuyên "danh bất hư truyền", nhiều thực khách phải chuẩn bị sẵn cho mình khăn để thấm nước mắt.

Để thưởng thức Lẩu Tứ Xuyên "danh bất hư truyền", nhiều thực khách phải chuẩn bị sẵn cho mình khăn để thấm nước mắt.

Lẩu đệ nhất cay có tên gọi từ quê hương sinh ra món lẩu này, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lẩu Tứ Xuyên nổi danh thế giới bởi độ cay có thể ví như "thiêu đốt miệng" mà không phải thực khách nào cũng nếm được. Ảnh: yireservation.

ẩu Tứ Xuyên có từ những năm đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm đó, các công nhân cảng, ngư dân làm việc và sống dọc sông Dương Tử không đủ khả năng để ăn thịt.

Lẩu Tứ Xuyên có từ những năm đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm đó, các công nhân cảng, ngư dân làm việc và sống dọc sông Dương Tử không đủ khả năng để ăn thịt. Bởi vậy họ tìm ra cách nấu các loại thịt và nội tạng rẻ tiền bằng cách nhúng chúng trong nồi nước dùng thật cay. Việc này ban đầu nhằm che đi mùi hôi từ nội tạng và thịt rẻ tiền. Tuy nhiên, sau khi bổ sung các loại gia vị thơm, món ăn dành cho người nghèo này đặc biệt hấp dẫn hơn và trở thành đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: chinaodysseytours.

lẩu Tứ Xuyên ngày nay không còn là món ăn bình dân. Mặc dù nội tạng vẫn được dùng khi chế biến món này nhưng thịt rẻ tiền đã được đổi thành các loại thịt chất lượng cao, thêm hải sản, nhiều rau xanh.

Sau nhiều năm cải biến, phát triển, lẩu Tứ Xuyên ngày nay không còn là món ăn bình dân. Mặc dù nội tạng vẫn được dùng khi chế biến món này nhưng thịt rẻ tiền đã được đổi thành các loại thịt chất lượng cao, thêm hải sản, nhiều rau xanh. Ảnh: chinaodysseytours.

 Để đạt được độ cay "thần sầu", loại ớt sử dụng cho nước dùng lẩu phải là ớt Tứ Xuyên. Ảnh: sichuanchili.

 Để đạt được độ cay "thần sầu", loại ớt sử dụng cho nước dùng lẩu phải là ớt Tứ Xuyên. Ảnh: sichuanchili.

Việc chế biến lẩu Tứ Xuyên cao cấp ngày nay rất cầu kỳ từ chọn nguyên liệu hảo hạng như là tương Huyện Du hoặc tương Nguyên Hồng đến kỹ thuật cầm dao, thái những lát thịt to mỏng, cách bài trí công phu. Ảnh: noak.

Việc chế biến lẩu Tứ Xuyên cao cấp ngày nay rất cầu kỳ từ chọn nguyên liệu hảo hạng như là tương Huyện Du hoặc tương Nguyên Hồng đến kỹ thuật cầm dao, thái những lát thịt to mỏng, cách bài trí công phu. Ảnh: noak.

Lẩu Tứ Xuyên ngày nay thường có hai ngăn nước dùng cay (đỏ) và không cay (trắng) để phù hợp với nhiều thực khách hơn. Ảnh: timeoutshanghai.

Lẩu Tứ Xuyên ngày nay thường có hai ngăn nước dùng cay (đỏ) và không cay (trắng) để phù hợp với nhiều thực khách hơn. Ảnh: timeoutshanghai.

Điểm đặc biệt nằm ở hương vị của lẩu Tứ Xuyên. Không chỉ có vị cay đơn thuần, món ăn này có sự kết hợp hài hòa, hấp dẫn giữa vị ngọt và cay. Và bản thân vị nóng, tê sâu vì cay "độc nhất vô nhị" sẽ mang lại cảm giác kích thích đầy thú vị cho người dùng. Ảnh: chinaodysseytours.

Điểm đặc biệt nằm ở hương vị của lẩu Tứ Xuyên. Không chỉ có vị cay đơn thuần, món ăn này có sự kết hợp hài hòa, hấp dẫn giữa vị ngọt và cay. Và bản thân vị nóng, tê sâu vì cay "độc nhất vô nhị" sẽ mang lại cảm giác kích thích đầy thú vị cho người dùng. Ảnh: chinaodysseytours.

Theo VnExpress


Link hữu ích:  khach san ho chi minhkhach san 3 saohochiminh hotel3 star hotel,mam nontruong mam non

Lẩu đệ nhất cay không phải ai cũng dám thử

Để thưởng thức Lẩu Tứ Xuyên "danh bất hư truyền", nhiều thực khách phải chuẩn bị sẵn cho mình khăn để thấm nước mắt.

Để thưởng thức Lẩu Tứ Xuyên "danh bất hư truyền", nhiều thực khách phải chuẩn bị sẵn cho mình khăn để thấm nước mắt.

Lẩu đệ nhất cay có tên gọi từ quê hương sinh ra món lẩu này, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lẩu Tứ Xuyên nổi danh thế giới bởi độ cay có thể ví như "thiêu đốt miệng" mà không phải thực khách nào cũng nếm được. Ảnh: yireservation.

ẩu Tứ Xuyên có từ những năm đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm đó, các công nhân cảng, ngư dân làm việc và sống dọc sông Dương Tử không đủ khả năng để ăn thịt.

Lẩu Tứ Xuyên có từ những năm đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm đó, các công nhân cảng, ngư dân làm việc và sống dọc sông Dương Tử không đủ khả năng để ăn thịt. Bởi vậy họ tìm ra cách nấu các loại thịt và nội tạng rẻ tiền bằng cách nhúng chúng trong nồi nước dùng thật cay. Việc này ban đầu nhằm che đi mùi hôi từ nội tạng và thịt rẻ tiền. Tuy nhiên, sau khi bổ sung các loại gia vị thơm, món ăn dành cho người nghèo này đặc biệt hấp dẫn hơn và trở thành đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: chinaodysseytours.

lẩu Tứ Xuyên ngày nay không còn là món ăn bình dân. Mặc dù nội tạng vẫn được dùng khi chế biến món này nhưng thịt rẻ tiền đã được đổi thành các loại thịt chất lượng cao, thêm hải sản, nhiều rau xanh.

Sau nhiều năm cải biến, phát triển, lẩu Tứ Xuyên ngày nay không còn là món ăn bình dân. Mặc dù nội tạng vẫn được dùng khi chế biến món này nhưng thịt rẻ tiền đã được đổi thành các loại thịt chất lượng cao, thêm hải sản, nhiều rau xanh. Ảnh: chinaodysseytours.

 Để đạt được độ cay "thần sầu", loại ớt sử dụng cho nước dùng lẩu phải là ớt Tứ Xuyên. Ảnh: sichuanchili.

 Để đạt được độ cay "thần sầu", loại ớt sử dụng cho nước dùng lẩu phải là ớt Tứ Xuyên. Ảnh: sichuanchili.

Việc chế biến lẩu Tứ Xuyên cao cấp ngày nay rất cầu kỳ từ chọn nguyên liệu hảo hạng như là tương Huyện Du hoặc tương Nguyên Hồng đến kỹ thuật cầm dao, thái những lát thịt to mỏng, cách bài trí công phu. Ảnh: noak.

Việc chế biến lẩu Tứ Xuyên cao cấp ngày nay rất cầu kỳ từ chọn nguyên liệu hảo hạng như là tương Huyện Du hoặc tương Nguyên Hồng đến kỹ thuật cầm dao, thái những lát thịt to mỏng, cách bài trí công phu. Ảnh: noak.

Lẩu Tứ Xuyên ngày nay thường có hai ngăn nước dùng cay (đỏ) và không cay (trắng) để phù hợp với nhiều thực khách hơn. Ảnh: timeoutshanghai.

Lẩu Tứ Xuyên ngày nay thường có hai ngăn nước dùng cay (đỏ) và không cay (trắng) để phù hợp với nhiều thực khách hơn. Ảnh: timeoutshanghai.

Điểm đặc biệt nằm ở hương vị của lẩu Tứ Xuyên. Không chỉ có vị cay đơn thuần, món ăn này có sự kết hợp hài hòa, hấp dẫn giữa vị ngọt và cay. Và bản thân vị nóng, tê sâu vì cay "độc nhất vô nhị" sẽ mang lại cảm giác kích thích đầy thú vị cho người dùng. Ảnh: chinaodysseytours.

Điểm đặc biệt nằm ở hương vị của lẩu Tứ Xuyên. Không chỉ có vị cay đơn thuần, món ăn này có sự kết hợp hài hòa, hấp dẫn giữa vị ngọt và cay. Và bản thân vị nóng, tê sâu vì cay "độc nhất vô nhị" sẽ mang lại cảm giác kích thích đầy thú vị cho người dùng. Ảnh: chinaodysseytours.

Theo VnExpress


Link hữu ích:  khach san ho chi minhkhach san 3 saohochiminh hotel3 star hotel,mam nontruong mam non
Đọc thêm..